Hiệu quả mô hình xử lý rác thải hộ gia đình bảo vệ môi trường

Về Nghĩa Đàn hôm nay, nhiều tuyến đường làng ngõ xóm, khang trang, sạch đẹp, không còn bãi rác, điểm tập kết rác thải gây bức xúc cho nhân dân như những năm trước.

   Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh, thời gian qua, UBMTTQ huyện Nghĩa Đàn đã triển khai điểm mô hình xử lý rác thải hộ gia đình và đã đem lại hiệu quả và ý nghĩa thiết thực. Từ đó, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức cho người dân không chỉ bảo vệ môi môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp, mà còn bảo đảm sức khỏe gia đình và cộng đồng xung quanh.

  Năm 2014 - 2015, UBMTTQ huyện Nghĩa Đàn chọn 2 xã Nghĩa Mai và Nghĩa Sơn làm điểm để xây dựng mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình. Tại xã Nghĩa Mai, một xã vùng sâu vùng xa của huyện Nghĩa Đàn, những nơi đây vẫn giữ thói quen xả rác tại các điểm công cộng hay rác được vứt bỏ ven đường, mương máng… Vì thế, rác thải xuất hiện ở nhiều nơi, từ ngõ xóm đến đường làng, thậm chí có nơi còn hình thành các bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan làng xã. Sau khi phát động, triển khai mô hình toàn dân chung tay bảo vệ môi trường, người dân đã ý  thức được vấn đề bảo vệ môi trường có tác dụng đến sức khỏe và cuộc sống của mình. Nên mọi người đều tích cực giữ gìn vệ sinh từ trong nhà ra đường làng, ngõ xóm, đến tận các chân ruộng. Ông Nguyễn Thế Vang, xóm 7B, Nghĩa Mai nói: “Trước đây chưa xây hố rác, người dân vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. Từ khi vận động bà con xây hố rác đốt tại nhà, vấn đề vệ sinh môi trường được đảm bảo. Các gia đình gom rác lại, 3 - 4 ngày đốt 1 lần đảm bảo vệ sinh môi trường trong thôn xóm”.

Ngoài xây hố rác tại gia đình, Nghĩa Mai còn xây hố rác tại các xứ đồng

  Còn tại xã Nghĩa Sơn, ngày mới phát động điểm mô hình xử lý rác thải tại gia đình cũng gặp không ít khó khăn, vì thói quen xả rác tùy tiện của nhiều người dân khó thay đổi. Nhưng sau một thời gian kiên trì tuyên truyền, vận động; đặc biệt, cán bộ, đảng viên là những người tiên phong thực hiện làm trước, đến nay, trở thành phong trào mỗi hộ gia đình xây một hố rác thải và đã xóa được các điểm xả rác thải tự phát, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp, để xã Nghĩa Sơn hoàn thành 19/19 tiêu chí về đích NTM vào năm 2016. Ông Nguyễn Thế Lực – Chủ tịch UBMTTQ xã Nghĩa Sơn cho chúng tôi biết: “Đối với xã Nghĩa Sơn, đến nay đã nhân rộng 9/9 xóm. Đây là một phong trào toàn dân chung tay bảo vệ môi trường, để Nghĩa Sơn hoàn thành 19 tiêu chí về đích NTM. Từ khi nhân rộng mô hình, ý thức của bà con nhân dân đã được nâng lên trong việc bảo vệ môi trường. Hàng tuần công tác vệ sinh, thu gom rác thải tại các cụm dân cư cũng được người dân duy trì  đều đặn”.

Cứ thứ 7 hàng tuần, nhân dân Nghĩa Sơn lại thu gom rác thải về đốt tập trung

  Thành công từ mô hình hố xử lý rác thải hộ gia đình bảo vệ môi trường, các địa phương trên địa bàn đã nhân rộng mô hình hình xử lý rác thải nơi công cộng. Về Nghĩa Đàn hôm nay, nhiều tuyến đường làng ngõ xóm, khang trang, sạch đẹp, không còn bãi rác, điểm tập kết rác thải gây bức xúc cho nhân dân như những năm trước. Môi trường cải thiện góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe người dân, mỹ quan nông thôn. Ông Nguyễn Văn Hải – Phó chủ tịch UBMTTQ huyện Nghĩa Đàn phấn khởi cho biết thêm: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với tiêu chí thứ 17 về môi trường là rất quan trọng. Xác định được vấn đề trên, Nghĩa Đàn đã đẩy mạnh việc tuyên truyền cho nhân dân xây dựng mô hình hố rác thải tại hộ gia đình đến nay đã mang lại hiệu quả cao, đến nay toàn huyện đã có trên 85% hộ gia đình trên địa bàn hưởng ứng cuộc vận động này và đi vào từng ngõ xóm thực sự sáng – xanh - sạch -đẹp, góp phần tích cực cùng với các địa xây dựng NTM đô thi văn minh”.

Nhiều tuyến đường trở nên sạch sẽ nhờ làm tốt công tác vệ sinh môi trường

  Chi phí đầu tư thấp, chỉ khoảng 500 ngàn đồng là xây được 1 hố đốt rác thải sinh hoạt tại gia đình. Đây là mô hình hay không chỉ góp phần tích cực trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt mà còn nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng./.

Thu Hiền - Minh Thái ( Đài Nghĩa Đàn )

Các tin khác

Tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật tuyên truyền chính sách dân tộc

Tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật tuyên truyền chính sách dân tộc

Hội thảo Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn

Hội thảo Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn

Chuẩn bị Hội thảo  “Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn”

Chuẩn bị Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn”

Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về công tác giảm nghèo bền vững” cụm số 4

Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về công tác giảm nghèo bền vững” cụm số 4

Hiệu quả từ mô hình "Biến phế liệu thành việc làm có ích"

Hiệu quả từ mô hình "Biến phế liệu thành việc làm có ích"

Khai giảng  lớp học nghề chế biến món ăn tại xã Nghĩa Phú

Khai giảng lớp học nghề chế biến món ăn tại xã Nghĩa Phú

Chị Đặng Thị Thuỷ gắn bó với công tác hội phụ nữ

Chị Đặng Thị Thuỷ gắn bó với công tác hội phụ nữ

Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ KH và CN năm 2024 tại huyện Nghĩa Đàn

Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ KH và CN năm 2024 tại huyện Nghĩa Đàn