Nông dân mất mùa ngô vì nắng hạn

Nhiều nông dân ở Nghĩa Thịnh đang gặp khó khi ngô đến kỳ thu hoạch nhưng chỉ 30% diện tích ngô đảm bảo chất lượng, còn lại phải ngậm ngùi "bòn mót" cho trâu bò ăn.

   Xã Nghĩa Thịnh có gần 70 ha ngô, chủ yếu được trồng để bán cho công ty thực phẩm sữa TH làm thức ăn cho bò. Mỗi vụ, từ cây ngô cho người dân ở đây thu nhập khoảng hơn 2 tỉ đồng. Tuy nhiên vụ xuân hè này ngô ở Nghĩa Thịnh hầu như mất trắng do nắng  nóng, sâu bệnh.

  Nông dân xã Nghĩa Thịnh là những người có kinh nghiệm trồng ngô lâu năm. Thay vì bán hạt như những địa phương khác, xã Nghĩa Thịnh đã hợp đồng bao tiêu cây ngô với công ty với giá từ 840 nghìn - 1 triệu đồng/ tấn tùy vào chất lượng, lượng tinh bột.

  Bà Nguyễn Thị Hoa, xóm 9, xã Nghĩa Thịnh trồng 2,5 sào ngô đã đến kỳ thu hoạch. Tuy nhiên do ngô mất mùa, bông không có hạt nên mỗi ngày bà thu hoạch một ít về cho trâu ăn. Bà Hoa cho biết:  Các vụ trước bán cho công ty cũng được hơn 4 triệu đồng, ngoài ra còn có cho trâu, bò ăn thoải mái. Tuy nhiên năm nay trời không mưa cây ngô không có nước tưới nên cây không phát triển được. Bên cạnh đó sâu bệnh ăn hết lá, gia đình cũng phun nhưng không được. Giờ ngô đã đến kỳ thu hoạch nhưng cây vừa không có bông, vừa bị cháy do nắng.  Tính chi phí phân bón, máy móc làm cũng hơn 1 triệu, chưa tính công mình cuốc cỏ.

Bỏ công ra đầu tư, chăm sóc nhưng không cho lãi, bà Hoa đành vớt vát ngô mất màu về cho trâu ăn

  Không chỉ gia đình bà Hoa mà nhiều nông dân ở Nghĩa Thịnh cũng đang gặp khó khi ngô đến kỳ thu hoạch nhưng chỉ 30% diện tích ngô đảm bảo chất lượng, còn lại phải ngậm ngùi "bòn mót" cho trâu bò ăn.  Ông Phạm Văn Quang, xóm 10, xã Nghĩa Thịnh cũng có 2 sào ngô " không hạt". Theo ông Quang thì cây ngô của gia đình cũng như nhiều hộ dân ở đây chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết nên khi trời không có mưa, thiếu nước, cây ngô đã phát triển kém, đến khi ngô trổ bông  gặp nắng to nên phần lớn không cho hạt, có những bông chỉ có ít hạt lơ thơ. Nếu như ký kết giữa nông dân với công ty là 850 nghìn đồng/tấn thì nếu bán hết cả 2 sào may ra mới được 1 tấn. Nhưng bên thu mua quy định về lượng tinh bột trên cây ngô mà ngô ít hạt, không có hạt thì lấy đâu ra tinh bột. Khi mình không đảm bảo về chất lượng thì giá cả chắc chắn sẽ thấp hơn.

70% diện tích ngô ở Nghĩa Thịnh không cho bông hoặc có bông thì ít hạt

 Ông Võ Quang Niên, Giám đốc HTX Nghĩa Thịnh cho biết: Trong vụ xuân hè này thì HTX cũng đã hướng dẫn người dân mua các giống ngô đảm bảo chất lượng cũng như hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh trên cây ngô. Tuy nhiên năm nay thiếu nước, nắng hạn, sâu bệnh phát triển mạnh. HTX đã hướng dẫn bà con phun 3 lần phòng chống sâu đục thân, ăn lá. Tuy nhiên do nắng hạn, ngô không phát triển nên nhiều hộ bỏ bê. Trước thực trạng này thì bên bao tiêu sản phẩm cũng đã đến kiểm tra và vẫn đồng ý thu mia. Nhưng ngô đảm bảo độ tinh bột cao thì mua theo giá thỏa thuận , còn đối với loại ngô không có bông hoặc ngô có bông nhưng hạt thưa, không đảm bảo thì họ vẫn thu mua nhưng giá thấp hơn. Hầu hết bà con thì muốn bán ngô chất lượng, còn ngô bị sâu, bị cháy, chất lượng kém thì thu hoạch về cho trâu bò vì bán cũng không ăn thua.

  Nói về những khó khăn của người nông dân xã Nghĩa Thịnh, ông Hoàng Văn Cường, chủ tịch UBND xã cho biết: ngô là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế ở Nghĩa Thịnh. Những vụ trước, mỗi ha ngô cho từ 40-48 tấn cây ngô, với giá ngô 840 nghìn/ tấn, trừ cho phí cho nông dân thu nhập 30 triệu đồng/ ha. Xã cũng thường xuyên chỉ đạo cán bộ khuyến nông xuống kiểm tra, hướng dẫn bà con phòng sâu bệnh. Do trồng trên bãi cao nên cây ngô của xã hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, nguồn điện cũng cách xa nên không thể tưới nước. Vụ này thì chỉ có khoảng 30 % diện tích ngô đảm bảo chất lượng để bán, 70% còn lại bị mất mùa. Xã cũng động viên bà con " vớt vát" các diện tích ngô kém chất lượng về cho gia súc ăn. Đồng thời tiếp tục làm đất để xuống giống ngô vụ thu, tránh gặp lụt vào cuối vụ.

Lãnh đạo xã Nghĩa Thịnh kiểm tra trên các đồng ngô

Đinh Thùy ( Đài Nghĩa Đàn )

Các tin khác

Hội Nông dân tỉnh tập huấn tạo nguồn hướng dẫn viên cấp cơ sở về quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Hội Nông dân tỉnh tập huấn tạo nguồn hướng dẫn viên cấp cơ sở về quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

UBND huyện Nghĩa Đàn tổng kết công tác Lâm nghiệp năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025

UBND huyện Nghĩa Đàn tổng kết công tác Lâm nghiệp năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Nuôi cầy vòi mốc - mô hình kinh tế mới ở Nghĩa Lợi

Nuôi cầy vòi mốc - mô hình kinh tế mới ở Nghĩa Lợi

Nguồn vốn ngân hàng Chính sách xã hội “tiếp sức” cho bà con nông dân  phát triển kinh tế, nâng cao đời sống

Nguồn vốn ngân hàng Chính sách xã hội “tiếp sức” cho bà con nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống

Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mừng xuân Ất Tỵ 2025

Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mừng xuân Ất Tỵ 2025

Trao nhà “Viên gạch nghĩa tình” - Ấm áp tình nông dân

Trao nhà “Viên gạch nghĩa tình” - Ấm áp tình nông dân

Gương hội viên phụ nữ vượt lên hoàn cảnh chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế

Gương hội viên phụ nữ vượt lên hoàn cảnh chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế

Nghĩa Đàn có thêm 9 sản phẩm OCCOP 3 sao

Nghĩa Đàn có thêm 9 sản phẩm OCCOP 3 sao