Hiệu quả từ mô hình trồng rau an toàn vụ hè thu

Trong những năm qua thành phố Vinh đã triển khai xây dựng nhiều mô hình trồng rau an toàn tại các xã trên địa bàn, nhiều hoạt động ký kết với các đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp cùng phối hợp tích cực, tăng cường vận động nông dân thay đổi dần tập quán canh tác truyền thống sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Với mục tiêu phát triển các vùng sản xuất tập trung theo hướng canh tác bền vững nâng cao thu nhập cho người nông dân, cung ứng sản phẩm rau sạch cho người tiêu dùng. Nằm trong chương trình thuộc đề án “Phát triển bền vững các vùng rau an toàn tại thành phố Vinh” giai đoạn 2014-2017, mới đây, thành phố hợp tác với Công ty cổ phần Á Châu đưa các giống rau về từ Nhật Bản và Hàn Quốc như cải thảo, xà lách, ớt cay, cà rốt, bí đỏ để ươm cây giống và trồng khảo nghiệm đối chứng theo hai phương pháp trồng rau truyền thống và phương pháp trồng rau an toàn bằng công nghệ sinh học. Kết quả phương pháp trồng rau an toàn đã tỏ rõ sự phù hợp về khí hậu thổ nhưỡng và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với phương pháp truyền thống.


Vụ Hè thu năm 2014, thành phố Vinh chỉ đạo triển khai chương trình sản xuất gắn với tiêu thụ rau an toàn theo hướng ViệtGap tại 8 xóm của 3 xã Nghi Ân, Nghi Kim và Nghi Liên. Thời gian thực hiện mô hình 6 tháng, đã có 286 hộ dân tham gia với diện tích gần 8 ha. Phía doanh nghiệp chịu trách nhiệm tập huấn kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất, phối hợp với cục vệ sinh an toàn thực phẩm, các nhà máy sản xuất, đối tác xuất khẩu và chi cục bảo vệ thực vật Nghệ An lấy mẫu sản phẩm phân tích chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm, tập huấn kỹ thuật sơ chế, thu mua sản phẩm tiêu thụ sản phẩm. Thực tế triển khai, đã cho hiệu quả kinh tế trên một số loại cây chủ lực cho thấy lãi ròng trên một sào sản xuất: Cây Ớt cay chỉ thiên gần 4 triệu đồng, xà lách tây trên 1,7 triệu đồng, cải thảo trên 1,5 triệu đồng, bí đỏ Nhật 1,6 triệu đồng. Riêng cây ớt cay, khi đưa cây vào sản xuất trên địa bàn các xã Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Liên của thành phố Vinh gặp không ít khó khăn ban đầu. Tuy nhiên kết quả tại địa bàn xã Nghi Ân, nhiều hộ sản xuất thu lãi được 4-7 triệu đồng/sào ớt. Đơn vị triển khai đã thu mua 6.000 đồng/kg ớt quả chín, ngoài ra người dân còn đem bán tại các chợ đầu mới với giá từ 12- 20 đồng/kg ớt quả chín, người dân phấn khởi từ hiệu quả mang lại của mô hình cây trồng mới.

Ngoài ra, đây còn là hướng phát triển kinh tế đảm bảo các yếu tố về môi trưởng, tạo việc làm cho người lao động với nguồn thu nhập khoảng 10 triệu đồng/sào/năm/, cao gấp 3-4 lần so với trồng các loại cây khác. Cùng với việc chuẩn bị nguồn giống, bà con nông dân được tiến hành tập huấn về kỹ thuật, tham gia hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm. Đến thời điểm này, đơn vị triển khai phối hợp với chính quyền các xã hướng dẫn bà con nông dân triển khai làm đất, trồng 20 ha rau an toàn tại 3 Xã Nghi Kim, Nghi Liên và Nghi Ân, sau đó sẽ mở rộng diện tích khai thác toàn bộ nguồn quỹ đất tại các xã ngoại thành.

Từ kết quả vụ Hè thu, vụ Đông xuân sắp tới các địa phương cần chỉ đạo quyết liệt, tăng cường trách nhiệm nhà quản lý, doanh nghiệp và các hộ dân cùng với sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật sản xuất canh tác cho bà con nông dân để tiếp tục triển khai hiệu quả vùng rau an toàn. Các phòng ban chuyên môn của thành phố và doanh nghiệp cần gắn kết với các hộ dân trong quá trình sản xuất bao tiêu sản phẩm nâng cao thu nhập cho người dân như đã cam kết./.


Nguyễn Trung

Các tin khác

Tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật tuyên truyền chính sách dân tộc

Tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật tuyên truyền chính sách dân tộc

Hội thảo Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn

Hội thảo Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn

Chuẩn bị Hội thảo  “Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn”

Chuẩn bị Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn”

Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về công tác giảm nghèo bền vững” cụm số 4

Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về công tác giảm nghèo bền vững” cụm số 4

Hiệu quả từ mô hình "Biến phế liệu thành việc làm có ích"

Hiệu quả từ mô hình "Biến phế liệu thành việc làm có ích"

Khai giảng  lớp học nghề chế biến món ăn tại xã Nghĩa Phú

Khai giảng lớp học nghề chế biến món ăn tại xã Nghĩa Phú

Chị Đặng Thị Thuỷ gắn bó với công tác hội phụ nữ

Chị Đặng Thị Thuỷ gắn bó với công tác hội phụ nữ

Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ KH và CN năm 2024 tại huyện Nghĩa Đàn

Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ KH và CN năm 2024 tại huyện Nghĩa Đàn