Xây dựng nông thôn mới ở Nghĩa Đàn - Từ mục tiêu đến hành động

Huyện Nghĩa Đàn tập trung thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới với quyết tâm đến năm 2015 có 20% số xã và đến năm 2020 có 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí được Chính phủ phê duyệt, để thực hiện được mục tiêu này cần có quyết tâm cao và nguồn lực lớn.

Từ mục tiêu đến thực tiễn là không dễ dàng, đối với một huyện miền núi như Nghĩa Đàn: Sự đầu tư của Nhà nước một mặt tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới nhưng, mặt khác cũng tạo ra tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân và chính quyền một số cơ sở; nông dân là chủ thể của Chương trình Xây dựng nông thôn mới nhưng với khả năng hiểu biết về quy hoạch tổng thể, các ý kiến góp ý, sửa chữa, bổ sung của người dân không nhiều, nên đóng góptrong việc hoàn thiện đề án rất hạn chế, chưa nói đến việcquyết định cái gì làm trước, cái gì làm sau, phù hợp với nguồn lực của chính họ.

Thêm vào đó là khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư vào nông thôn hiện nay. Và trong xây dựng nông thôn mới thì mấu chốt vẫn là tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hóa, nhưng nếu đất đai thu hẹp, lao động dư thừa, tay nghề hạn chế, việc tạo nghề mới, việc làm mới tại nông thôn để thay đổi cơ cấu lao động sẽ khó khăn.

Với quyết tâm thực hiện được mục tiêu đề ra, trong thời gian qua cùng với các địa phương trong tỉnh, Chương trình Xây dựng nông thôn mới được các địa phương trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn tích cực thực hiện. Trước hết là xác định được rõ quan điểm quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn các dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Đây là bước đi quan trọng, sáng tạo và phù hợp với điều kiện của một địa phương mới chia tách như Nghĩa Đàn. Trên cơ sở quy hoạch của huyện, phải có sự lồng ghép các quy hoạch nhỏ lẻ thành một tổng thể. Chính vì vậy mà hiện nay trừ 2 xã điểm đã hoàn thành thì các xã còn lại của huyện đang tiến hành lập quy hoạch để hoàn thành trong năm 2011.

Nghĩa Long và Nghĩa Khánh là 2 xã được chọn xây dựng mô hình điểm của huyện. Ngay sau khi có chủ trương, Ban quản lý xây dựng mô hình nông thôn mới của xã, và tiểu ban ở các xóm trực tiếp tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ và tham gia thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.

Trong quá trình triển khai các xã đã biết phát huy lợi thế của địa phương, có nhiều giải pháp mang tính đột phá để thực hiện, tuy nhiên, đối chiếu với 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì đến nay Nghĩa Long mới chỉ đạt 38,5%, Nghĩa Khánh 28,2%.

Đến thời điểm này, khối lượng công việc của huyện đã làm được là rất có ý nghĩa: các xã đã thành lập Ban quản lý, ban giám sát, ban phát triển thôn; hoàn thành việc điều tra, đánh giá hiện trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Quyết định 491/QĐ - TTg; các xã điểm đã hoàn thành công tác quy hoạch và đang tiến hành xây dựng Đề án nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 có tính đến 2020, từng bước xây dựng cơ sở vật chất như: chợ, hệ thống các trường học, giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng...

Qua kết quả điều tra không chỉ riêng 2 xã điểm không đạt 19 tiêu chí mà cũng chỉ có một nửa số xã đạt từ 1 đến 3 tiêu chí, chủ yếu là các tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh... còn lại hầu như không có tiêu chí nào đạt. Thêm vào đó, trong 19 tiêu chí của xã nông thôn mới thì có một số tiêu chí Chính phủ đặt ra yêu cầu khá cao trong khi xuất phát điểm của các xã nông thôn Nghĩa Đàn còn thấp.

Điển hình là tiêu chí về thu nhập, Chính phủ quy định xã nông thôn mới phải có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 1.400 USD/năm, trong khi đó mức thu nhập bình quân của các xã nông thôn huyện Nghĩa Đàn cũng mới đạt khoảng 50% so với quy định, để đạt được tiêu chí đề ra, các xã phải nỗ lực rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển thì mới có khả năng đạt được.

Thêm vào đó là tiêu chí về tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn dưới 35% vào năm 2015, nghĩa là giảm hơn phân nửa so với hiện nay, trong khi Nghĩa Đàn là huyện nông nghiệp, lao động nông nghiệp là chủ yếu, phải có giải pháp như thế nào để giảm tỷ lệ này, chuyển đổi như thế nào quả là việc không thể làm trong một sớm một chiều.


Như vậy, có thể thấy việc xây dựng nông thôn mới mặc dù đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn. Để xây dựng thành công chương trình nông thôn mới, huyện Nghĩa Đàn có các giải pháp đồng bộ, chú trọng tuyên truyền, xác định thứ tự ưu tiên các tiêu chí để thực hiện, đặc biệt quan tâm đến giáo dục đào tạo và học nghề, lưu ý đào tạo cán bộ quản lý xây dựng nông thôn mới ở xã, huyện.

Tăng cường hơn nữa việc đào tạo nghề nông thôn gắn với giải quyết việc làm và tăng cường thu hút các doanh nghiệp phát triển cơ sở sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản tại địa phương; đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, quan tâm củng cố và phát triển nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác làm ăn có hiệu quả. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Thanh Liên 

Các tin khác

Tham gia ý kiến đối với dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới đến năm 2024

Tham gia ý kiến đối với dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới đến năm 2024

Hội nghị thẩm định thị trấn Nghĩa Đàn đạt chuẩn đô thị văn minh

Hội nghị thẩm định thị trấn Nghĩa Đàn đạt chuẩn đô thị văn minh

Hội nghị phối hợp triển khai phong trào chung tay xây dựng huyện NTM

Hội nghị phối hợp triển khai phong trào chung tay xây dựng huyện NTM

Hơn 100 cán bộ đoàn viên, thanh niên được tập huấn công tác giảm nghèo

Hơn 100 cán bộ đoàn viên, thanh niên được tập huấn công tác giảm nghèo

Họp BCĐ về chương trình xây dựng huyện NTM

Họp BCĐ về chương trình xây dựng huyện NTM

Ra mắt mô hình “5 có 3 sạch” tại Nghĩa Khánh

Ra mắt mô hình “5 có 3 sạch” tại Nghĩa Khánh

Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao tặng 38 cây bằng lăng cho hội LHPN xã Nghĩa Khánh

Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao tặng 38 cây bằng lăng cho hội LHPN xã Nghĩa Khánh

Hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024