Phát huy giá trị bản sắc văn hoá, con người Nghĩa Đàn trong xây dựng và phát triển quê hương

Những giá trị văn hóa và phẩm chất con người đó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Nghĩa Đàn

  Nghĩa Đàn là vùng đất có bề dày lịch sử, có vị trí kinh tế, quốc phòng quan trọng, nổi tiếng bởi vùng đất đỏ Phủ Quỳ và truyền thống yêu nước. Nơi đây là một trong những "cái nôi" của người Việt cổ, là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc sắc mang đậm đà bản sắc dân tộc, những phương thức làm ăn của nhiều dân tộc và của nhiều vùng miền đất nước. Con người Nghĩa Đàn năng động, sáng tạo, cởi mở và thân thiện, luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Những giá trị văn hóa và phẩm chất con người đó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Nghĩa Đàn.

  Hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa và xây dựng con người, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện bằng các hình thức đa dạng, phong phú, quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển huyện nhà, đạt nhiều kết quả nổi bật:

  Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

     Chỉ đạo phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh ở các khối, xóm; xây dựng Hương ước cộng đồng các khu dân cư, các tiêu chí phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương; xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh; xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, chú trọng xây dựng đời sống văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay toàn huyện có 175/185 làng, bản, khối, xóm văn hóa (đạt tỷ lệ 94,6%), có 14/23 xã, thị trấn có thiết chế VHTT đạt chuẩn của Bộ VHTT&DL; 04 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, có 96% tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Tỷ lệ đăng ký xây dựng danh hiệu văn hóa thể thao năm 2022 đạt mức cao: khu dân cư văn hóa đạt 94%; gia đình văn hóa đạt 86%; gia đình thể thao đạt 27%; người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 36%. Có 100 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 81%, có 10 dòng họ văn hóa và 03 dòng họ văn hóa đăng ký xây dựng trong năm 2022…

  Xây dựng con người Nghĩa Đàn phát triển toàn diện

  Xác định xây dựng văn hóa, trọng tâm là xây dựng con người Nghĩa Đàn phát triển toàn diện, Ban Chấp hành Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 18/5/2021“về phát huy truyền thống văn hóa, con người Nghĩa Đàn, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”, đến nay đã từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, quan tâm đầu tư, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, văn hóa các vùng miền trên địa bàn. Đấu tranh, loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, các hoạt động văn hóa thiếu lành mạnh; xây dựng con người Nghĩa Đàn có nhân cách sống, lối sống đẹp, có tinh thần yêu nước, đoàn kết, tự lực, tự cường; khơi dậy khát vọng vươn lên xây dựng huyện Nghĩa Đàn phát triển mà trước hết là trở thành trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và huyện nông thôn mới vào năm 2025.

  Quan tâm công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống

  Các phong tục, tập quán lành mạnh, tốt đẹp, các lễ hội truyền thống của các dân tộc trên địa bàn được khuyến khích duy trì, bảo đảm nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc được gắn liền với xây dựng đời sống văn hóa mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Quan tâm lưu giữ, phát huy nghề thủ công của đồng bào dân tộc thiểu số, như dệt thổ cẩm, đan lát, rượu cần... Quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn kinh phí để tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân đang thực hành di sản tham gia tích cực, có hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Xây dựng văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị

  Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thông qua việc triển khai, quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết, qua các hội nghị cán bộ chủ chốt của huyện.., ngoài ra gắn với việc thực hiện các quy ước, hương ước, các nội quy, quy chế, các chuẩn mực văn hóa công sở, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, XIII) ... Đặc biệt, nâng cao việc học tập của cán bộ, đảng viên nhất là học tập Nghị quyết; tu dưỡng, rèn luyện bản thân; việc thực hiện những quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở... được quan tâm chỉ đạo triệt để và triển khai rộng rãi trong toàn huyện.

 Công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện được các cấp, các ngành quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực; vai trò, trách nhiệm người đứng đầu được đề cao. Chú trọng cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao chất lượng phục vụ đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Công khai đầy đủ 100% TTHC theo quy định. Chỉ đạo ban hành các văn bản chấn chỉnh việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ.

     Hoạt động báo chí, thông tin - truyền thông, văn học - nghệ thuật bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, kịp thời thông tin tình hình đất nước, của tỉnh, của huyện, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, gương người tốt, việc tốt…

     Giáo dục và đào tạo: duy trì tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học; phổ cập giáo dục có bước phát triển. Chất lượng giáo dục và  đào tạo được nâng lên. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn. Mạng lưới trường, lớp được đầu tư, gắn với việc sắp xếp, giảm được 41 điểm trường lẻ; thực hiện sáp nhập được 10 trường công lập. Xã hội hóa giáo dục được khuyến khích; hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được triển khai rộng khắp. Hiện nay toàn huyện có 54/64 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 84,4%, cao hơn bình quân chung của tỉnh.

     Bên cạnh kết quả đạt được trong phát huy giá trị truyền thống văn hóa, con người Nghĩa Đàn, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần được khắc phục, đó là: vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức CT-XH chưa thực sự quan tâm đúng mức về nhiệm vụ phát triển văn hóa; một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ về phát huy truyền thống gia đình trong xây dựng văn hóa, con người Việt Nam; công tác phòng, chống bạo lực gia đình còn có hạn chế; một số phong trào có chất lượng chưa cao; ngân sách bố trí còn hạn chế, chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ, động viên các phong trào; đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa còn khó khăn…

   Để khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong thời gian tới, huyện cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng cụ thể như sau:

  Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với sự phát triển văn hóa và giáo dục con người trên địa bàn. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/HU về phát huy truyền thống văn hóa, con người Nghĩa Đàn, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới đến cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn.

   Thứ hai, chú trọng quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa ngang tầm nhiệm vụ. Rà soát cán bộ làm công tác văn hóa từ huyện đến cơ sở  để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, từng bước kiện toàn, nâng cao chất lượng bộ máy hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa. Tăng cường quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về lĩnh vực văn hóa và dịch vụ văn hóa.

  Thứ ba, tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng con người Nghĩa Đàn phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong đó chú trọng xây dựng bồi dưỡng đạo đức lối sống, thường xuyên nắm bắt tâm tư tình cảm của nhân dân.

  Thứ tư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa và phát triển con người; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị  kỹ  thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa.

  Thứ năm, tăng cường xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tổ chức các hoạt động văn hóa./.

LÊ THÁI HÙNG ( UV BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND Huyện Nghĩa Đàn )

Các tin khác

Xóm Hồng khánh xã Nghĩa Khánh kỷ niệm 60 năm thành lập (1964 - 2024)

Xóm Hồng khánh xã Nghĩa Khánh kỷ niệm 60 năm thành lập (1964 - 2024)

Trung tâm Văn hóa tỉnh nghiệm thu mô hình cấp tỉnh năm 2024 tại làng Cáo xã Nghĩa Mai

Trung tâm Văn hóa tỉnh nghiệm thu mô hình cấp tỉnh năm 2024 tại làng Cáo xã Nghĩa Mai

Khánh thành nhà Văn hóa xã Nghĩa Lạc

Khánh thành nhà Văn hóa xã Nghĩa Lạc

Chi hội Nông dân xóm Hải Đồng xã Nghĩa Lộc tổ chức điểm ngày hội nông dân

Chi hội Nông dân xóm Hải Đồng xã Nghĩa Lộc tổ chức điểm ngày hội nông dân

Sôi nổi Hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển “Gắn kết yêu thương trọn niềm hạnh phúc”

Sôi nổi Hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển “Gắn kết yêu thương trọn niềm hạnh phúc”

Hơn 600 đội viên thị trấn Nghĩa Đàn tham gia Hội thi nghi thức đội chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hơn 600 đội viên thị trấn Nghĩa Đàn tham gia Hội thi nghi thức đội chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Xã Nghĩa Đức ra mắt CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xóm Hưng Thắng năm 2024

Xã Nghĩa Đức ra mắt CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xóm Hưng Thắng năm 2024

Chi đội Đồng Trường giành giải nhất hội thi Nghi thức đội xã Nghĩa Hội

Chi đội Đồng Trường giành giải nhất hội thi Nghi thức đội xã Nghĩa Hội