Phấn đấu xây dựng Nghĩa Đàn thành trung tâm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An

Tin tưởng rằng với truyền thống của quê hương Nghĩa Đàn, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo, chung sức đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Nghĩa Đàn trở thành huyện nông thôn mới, từng bước trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An

  Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIX với mục tiêu “Xây dựng huyện Nghĩa Đàn trở thành huyện nông thôn mới và từng bước trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An”, Đảng bộ và Nhân dân trong toàn huyện đã thực sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng khá và có tính bền vững. Đặc biệt có nhiều thay đổi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

  Xác định phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Nghĩa Đàn có nhiều tiềm năng, lợi thế. Là trung tâm của Vùng đất Phủ Quỳ, với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 31.000 ha (trong đó có khoảng 10.000 ha là đất đỏ Bazal- vùng đất đỏ được các nhà khoa học Pháp đầu thế kỷ XX đánh giá là vùng đất đỏ quý nhất Đông Dương) rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ bền vững. Người dân Nghĩa Đàn có trình độ dân trí tương đối cao do được thừa hưởng kinh tế sản xuất tiên tiến của 5 nông trường lớn trước đây, là nôi đào tạo nguồn nhân lực từ những con em của cán bộ, công nhân các nông trường. Có doanh nghiệp hạt nhân dẫn dắt tiên phong hàng đầu Châu Á về ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp, đó là Tập đoàn TH đầu tư trang trại bò sữa tập trung công nghệ cao với hơn 60 nghìn con và các chuỗi liên kết: Công ty CP sản xuất và cung ứng rau quả sạch quốc tế (FVF), Công ty Lâm nghiệp Tháng Năm (Nhà máy gỗ MDF), nhà máy nước tinh khiết và nước ép hoa quả Núi Tiên, nhà máy thức ăn gia súc CNC... Là huyện có địa bàn nằm trên hệ thống giao thông huyết mạch trục Nam – Bắc của cả nước (đường Hồ Chí Minh), tuyến quốc lộ 1A - Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa (48D) nối vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ với các huyện miền Tây Nghệ An, là địa bàn nằm trong lõi trục giao thông trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế cho các huyện miền núi xứ Nghệ, giữa các vùng miền, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giao lưu kinh tế văn hóa của nhân dân các vùng. Có nguồn nước dồi dào, với hàng trăm công trình thủy lợi lớn nhỏ, có lưu vực sông Hiếu chảy qua và 48 nhánh lớn nhỏ; có 2 công trình thủy lợi lớn là hồ Sông Sào (trữ lượng 51,42 triệu m3) và hồ Khe Đá (6 triệu m3).

  Đây là những tiềm năng quý báu và là tiền đề để huyện đề xuất chủ trương hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, tạo bước đột phá cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2020- 2025.

  Huyện đã chỉ đạo hiệu quả việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, xây dựng nhiều mô hình liên kết nông dân với doanh nghiệp. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới. UBND huyện đã đề ra các giải pháp quan trọng, trọng tâm 03 khâu đột phá về phát triển kinh tế huyện nhiệm kỳ 2020- 2025 đó là: đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để xây dựng Nghĩa Đàn từng bước trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; tập trung chỉ đạo dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất đưa cơ giới hoá vào nông nghiệp; quyết tâm xây dựng Nghĩa Đàn trở thành huyện nông thôn mới. Trong đó, khâu đột phá thứ nhất có thể nói là có vai trò vị trí và tầm chiến lược quan trọng nhất, tạo tiền đề cho các khâu đột phá tiếp theo.

  Bên cạnh các mô hình ứng dụng nông nghiệp CNC của Tập đoàn TH, Nghĩa Đàn đã tập trung xây dựng các mô hình vườn chuẩn, cánh đồng mẫu lớn, công nghệ mô hom nhân giống cây lâm nghiệp, công nghệ sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, tưới tiết kiệm nước cho cây trồng, chăn nuôi lợn nái sinh sản CNC… trong nhân dân. Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, cơ giới hóa, sản xuất trong nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế, phát triển chăn nuôi theo hướng chuỗi khép kín; mỗi năm thực hiện được từ 25- 30 công trình tưới nhỏ giọt; tổng số diện tích nhà lưới toàn huyện là 32.000m2. Việc đưa cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất tăng nhanh (khâu làm đất đạt: 88%, khâu thu hoạch đạt 65% (chủ yếu là cây lúa, ngô sinh khối), khâu vận chuyển ở nông thôn đạt 65%). Huyện chú trọng hình thành các vùng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa tập trung; thu hút đầu tư trên cơ sở gắn với các nhà máy chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, phát huy những thế mạnh địa phương để xây dựng nhiều sản phẩm OCOP, hiện nay, toàn huyện có 13 sản phẩm được UBND tỉnh chứng nhận OCOP (01 sản phẩm 4 sao, 12 sản phẩm 3 sao). Một số dự án NNCNC được định hướng triển khai thực hiện như: Vùng liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Phú Thọ (xã Nghĩa Phú và xã nghĩa Thọ); Nghĩa Đức; Hưng -Thịnh (xã Nghĩa Hưng và xã Nghĩa Thịnh); Dự án khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nghĩa Phú với quy mô 210 ha; Vùng liên kết sản xuất giống, nuôi trồng và Nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu; Chuỗi liên kết sản xuất mía đường; chuỗi liên kết sản xuất dầu sở xuất khẩu, nhà màng ứng dụng NNCNC trồng dưa lưới, ngô sinh khối...

  Để sớm đưa Nghĩa Đàn từng bước trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An, UBND huyện xác định cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

  Thứ nhất, làm tốt công tác quy hoạch tổng thể cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực là thế mạnh của huyện, xác định công tác quy hoạch phải “đi trước một bước” làm nền tảng để định hướng phát triển cho chiến lược lâu dài; tạo điều kiện thuận lợi xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

 Thứ hai, tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế tạo tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho người dân…; ưu tiên hoàn thiện quy hoạch và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 210 ha tại xã Nghĩa Phú. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đặc biệt các ngành nghề có chất lượng tay nghề cao cho người dân.

  Thứ ba, đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm. Hỗ trợ người dân ứng dụng KHCN và khâu thị trường, tận dụng công nghệ để giúp sản phẩm nông nghiệp của huyện được “định vị” trên thị trường. Tìm kiếm, giới thiệu các kênh phân phối sản phẩm, giúp giảm thiểu nguy cơ “được mùa mất giá” cho nông sản. Tập trung ổn định và phát triển các loại cây trồng chủ lực, nhất là các loại cây phục vụ cho công nghiệp chế biến.

  Thứ , tiếp tục chỉ đạo và thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ trọng chăn nuôi, từng bước đưa chăn nuôi lên thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân: Chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp, bán công nghiệp. Tập trung phòng ngừa, không để dịch bệnh lớn xảy ra, đảm bảo an toàn đối với đàn gia súc trên địa bàn, nhất là vùng đệm của Dự án chăn nuôi bò sữa của Tập đoàn TH.

  Tin tưởng rằng với truyền thống của quê hương Nghĩa Đàn, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo, chung sức đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Nghĩa Đàn trở thành huyện nông thôn mới, từng bước trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An.

Võ Tiến Sỹ  ( Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện )

Các tin khác

Hội thảo khoa học đánh giá 8 năm thực hiện Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An

Hội thảo khoa học đánh giá 8 năm thực hiện Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH triển khai nhiệm vụ quý IV

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH triển khai nhiệm vụ quý IV

Gặp mặt các doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam ( 13/10/2004 – 13/10/2024 )

Gặp mặt các doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam ( 13/10/2004 – 13/10/2024 )

RA MẮT MÔ HÌNH TỔ TIẾT TK&VV BỀN VỮNG GẮN VỚI HOẠT ĐỘNG  CỘNG ĐỒNG TẠI XÓM ĐỒNG BAI, XÃ NGHĨA HỘI

RA MẮT MÔ HÌNH TỔ TIẾT TK&VV BỀN VỮNG GẮN VỚI HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÓM ĐỒNG BAI, XÃ NGHĨA HỘI

Đồng chí Ngô Văn Thành, Phó Chủ tịch HĐND huyện dự khai giảng tại Trường Mầm Non Nghĩa An

Đồng chí Ngô Văn Thành, Phó Chủ tịch HĐND huyện dự khai giảng tại Trường Mầm Non Nghĩa An

Ra mắt mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng tại bản Tòng Mòn

Ra mắt mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng tại bản Tòng Mòn

Đoàn kiểm tra Sở Công thương làm việc với UBND huyện Nghĩa Đàn

Đoàn kiểm tra Sở Công thương làm việc với UBND huyện Nghĩa Đàn

Kiểm tra, đánh giá tình hình hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS

Kiểm tra, đánh giá tình hình hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS