Nỗi đau đang còn đó

Chiến tranh đã lùi xa 39 năm nhưng người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin vẫn còn đó và đã gây biết bao thảm cảnh cho hàng triệu nạn nhân trên đất nước này. Rất nhiều gia đình có từ ba nạn nhân trở lên, hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang phải vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Các bệnh phổ biến ở con cháu của các nạn nhân là liệt hoàn toàn hoặc một phần cơ thể, mù lòa, câm điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, tai biến sinh sản, dị dạng, dị tật bẩm sinh, có những nạn nhân da cam không còn người thân để nương tựa, có những nạn nhân nằm liệt giường nhiều năm thân thể thối rữa từng ngày; có những nạn nhân vừa đui mù, vừa điên dại, suốt ngày kêu la, gào thét như thú hoang buộc phải sống cả đời trong chiếc cũi trần gian; gia đình lại khó khăn, neo đơn, không một sự chăm sóc nào cho xuể….Với hàng triệu gia đình có nạn nhân da cam, mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào, không nỗi đau nào giống nỗi đau nào, kể sao cho hết những hoàn cảnh da cam quặn đau lòng người.
Những nạn nhân như thế, những gia đình như thế, họ đang ở điểm tột cùng của đau khổ, bất hạnh và tuyệt vọng bởi chất độc da cam không cho họ làm người. Những hoàn cảnh tưởng như chết được mà vẫn phải sống, những cuộc sống ngày nay mà không có ngày mai. Những gia đình như thế rồi sẽ lấy ai trông nom ai, rồi sẽ lấy ai tiễn đưa ai. Nỗi đau da cam đâu chỉ là nỗi đau thể xác, nỗi đau bệnh tật, mà đó là cả nỗi đau giống nòi, nỗi đau của đời người, nỗi đau của mấy đời người trên đất nước này.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà luôn quan tâm đến các đối tượng chính sách nói chung, nạn nhân chất độc da cam nói riêng, bằng những việc làm rất cụ thể, thiết thực, như sửa chữa, làm mới nhà tình nghĩa, khám chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất, cấp xe lăn, thăm hỏi, tặng quà vào dịp lễ, tết.
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và nhân dân, từ ngày thành lập đến nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin huyện đã có nhiều cố gắng trong việc tập hợp các đối tượng, hiện nay toàn huyện 23 xã và thị trấn đã có tổ chức hội, tổng số hội viên đã tập hợp được 87 %. Quyên góp được 1.068.082.000 đồng, trong đó đã chuyển về quỹ của Tỉnh Hội 883.382.000 đồng. Số tiền đó được sử dụng vào các mục đích như: Làm mới và sửa chữa 13 ngôi nhà tình thương trị giá 275 triệu đồng; tặng học bổng 18 suất trị giá 36 triệu đồng; hỗ trợ gia đình nạn nhân vốn sản xuất phát triển kinh tế gia đình 11 suất trị giá 66 triệu đồng; thăm hỏi, tặng quà nhân lễ, tết và ngày 10/8 hàng năm trên 471 suất trị giá hơn 138.700.000đ.
Với những kết quả nêu trên, dẫu chưa nhiều, nhưng cuộc sống của các nạn nhân trên địa bàn huyện nhà từng bước được cải thiện về vật chất và tinh thần. Nhiều nạn nhân đã vượt khó vươn lên, xóa bỏ mặc cảm, tự ty, vượt lên chính mình, lao động sản xuất cải thiện cuộc sống bản thân, gia đình, góp phần nhỏ bé xây dựng đời sống ở khu dân cư.
Để phát huy những kết qủa đã đạt được, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, trong thời gian tới rất mong sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp thực hiện tốt các nội dung như:
Tổ chức quán triệt và thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nạn nhân, nhất là Thông báo kết luận số 292-TB/TW ngày 28/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương “về việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam; tổ chức hoạt động của Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam”. Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 1/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 2039/QĐ-UBND ngày 9/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc công nhận Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin là Hội đặc thù.
Cấp ủy, chính quyền các cấp sớm công nhận tổ chức hội cấp huyện, cấp xã có tính chất đặc thù và hỗ trợ kinh phí cho hội hoạt động. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/đioxin, làm cho các cấp, các ngành, các đoàn thể tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, nhiều nhà hảo tâm, đông đảo nhân dân hiểu, cảm thông, chia sẻ và tìm mọi cách giúp đỡ các nạn nhân về mọi mặt, nhất là xây dựng thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ các nạn nhân, làm cho họ giảm bớt nỗi đau, hòa nhập cộng đồng.
Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/đioxin là trách nhiệm, lương tâm của mọi người, không chỉ là nhiệm vụ của một tổ chức, một đơn vị, một ngành nào hay của một cá nhân nào, mà cần sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng xã hội. Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin huyện Nghĩa Đàn thiết tha kêu gọi mọi người cùng chung tay góp sức ủng hộ tiền giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/đioxin để họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng xã hội./.

Hoàng Xuân Lương
Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin huyện

Các tin khác

Hội Liên hiệp phụ xã Nghĩa Bình ra mắt mô hình Tổ tiết kiệm & vay vốn gắn với sinh hoạt cộng đồng

Hội Liên hiệp phụ xã Nghĩa Bình ra mắt mô hình Tổ tiết kiệm & vay vốn gắn với sinh hoạt cộng đồng

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn trao quà chương trình “cặp lá yêu thương”

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn trao quà chương trình “cặp lá yêu thương”

Trường Tiểu học  Nghĩa Sơn đón bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Trường Tiểu học Nghĩa Sơn đón bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Lễ ra mắt mô hình  điểm “Tổ Tiết Kiệm và Vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Lễ ra mắt mô hình điểm “Tổ Tiết Kiệm và Vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Ra mắt Hội đồng hương huyện Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa tại TP. Hồ Chí Minh

Ra mắt Hội đồng hương huyện Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa tại TP. Hồ Chí Minh

Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An rà soát, xây dựng mô hình điểm “Tổ tiết kiệm và vay vốn bền vững gắn với sinh hoạt cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An rà soát, xây dựng mô hình điểm “Tổ tiết kiệm và vay vốn bền vững gắn với sinh hoạt cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Đánh giá giá hoạt động tín dụng chính sách quí III, triển khai nhiệm vụ quí IV năm 2023

Đánh giá giá hoạt động tín dụng chính sách quí III, triển khai nhiệm vụ quí IV năm 2023

Bác Hồ và xây dựng văn hóa ứng xử gia đình

Bác Hồ và xây dựng văn hóa ứng xử gia đình