Nhiều cách để "bám" cây mía

Nếu như những năm trước, người trồng mía phải đối mặt với nhiều khó khăn như bệnh chồi cỏ, rệp bông xơ trắng thì năm nay lại gặp khó vì giá mía xuống thấp. Để “sống” được với cây mía, nông dân Nghĩa Đàn đang nỗ lực tìm cách nâng cao năng suất, sản lượng và chế biến các sản phẩm làm từ mía...

Xã Nghĩa Thịnh là một trong những địa phương trồng mía nhiều của huyện Nghĩa Đàn với 180 ha, mấy năm gần đây, giá mía giảm sút, năm 2012 giá mía là 90 thì năm 2013 là 80 (800 nghìn/1 tấn mía). Tính ra, trừ chi phí, mỗi ha mía nông dân thu về từ 15 đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên, diện tích mía xã Nghĩa Thịnh vẫn ổn định, thay vì trồng giống mía Rốc, người dân ở đây đã thay bằng giống QĐ 93159, đây là giống mía năng suất cao, mía chín sớm và đặc biệt độ đường (CCS) cao hơn so với các giống mía khác. Ông Võ Quang Niêm, Trưởng ban Nông nghiệp xã Nghĩa Thịnh cho biết: “Nếu chịu khó đầu tư, mía đạt chất lượng cao, ngọt thì mỗi xe ô tô 12 tấn, nông dân sẽ được thưởng thêm từ 1 đến 3 triệu đồng, tính ra giá mía cũng thành 900.000 hay 1 triệu đồng/tấn, cá biệt trong năm vừa qua có xe được thưởng 5 triệu đồng, điều này đã tạo sự phấn khởi cho người dân tiếp tục đầu tư”.
 
Đến nay, toàn xã Nghĩa Thịnh có khảng 3/4 diện tích mía trồng giống QĐ 93159, trong vụ ép 2013-2014 Nghĩa Thịnh bắt đầu thu hoạch, tuy giá mía không cao nhưng nhiều gia đình được thưởng từ 1 đến 3 triệu đồng do độ đường đạt chuẩn. Điều này phần nào động viên người dân tiếp tục đầu tư vào cây mía khi giá mía xuống thấp. Không chỉ Nghĩa Thịnh mà khi Nhà máy đường Nghệ An  T&L thu mua mía theo độ đường trung bình thì nhiều xã trồng mía của huyện Nghĩa Đàn đang chọn hướng đầu tư vào giống mía có độ đường cao, năng suất để tăng hiệu quả sản xuất. Xã Nghĩa Đức có 800 ha mía, là xã có diện tích mía lớn nhất huyện, 3 năm nay, để nâng cao năng suất cũng như độ đường, xã đã chuyển đổi sang trồng giống mía siêu ngọt 193 và giống mía LK92-11.
 
Gia đình anh Ngô Văn Ái ở xóm 3, xã Nghĩa Đức trồng 2 ha mía. Anh cho biết: “Trước đây, ruộng mía này bị nhiễm bệnh chồi cỏ nặng, sau khi được định hướng của xã, tôi mạnh dạn trồng thử nghiệm giống mía LK92-11. Giống mía này có nguồn gốc từ Thái Lan, được trồng thí điểm và đánh giá là giống mía tốt, sạch bệnh chồi cỏ, phù hợp với vùng nguyên liệu của Nhà máy đường NAT&L. Vụ ép này, giống mía LK92-11 phát triển rất tốt, không xuất hiện bệnh chồi cỏ, tuy chưa thu hoạch nhưng chắc chắn năng suất cao hơn các giống mía trước”. Ông Bạch Hưng Nam, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đức cho biết: “Trồng mía là thu nhập chính của nông dân Nghĩa Đức. Tuy nhiên, giá mía xuống thấp đã gây khó khăn cho người trồng mía. Xã đã có nhiều biện pháp tìm cách nâng cao năng suất cũng như nâng cao chất lượng mía để đối phó với giá mía đang xuống thấp là cách làm của Nghĩa Đức trong 3 năm nay. Xã hiện tại cũng đã vận động nhân dân thay đổi giống mía có năng suất và độ đường cao.”
 
Vì nhiều lý do, thời gian qua, huyện Nghĩa Đàn đã chuyển đổi một số diện tích mía bị chồi cỏ sang trồng sắn, và cây màu khác. Tuy nhiên, cây mía vẫn là cây chủ đạo trên địa bàn huyện. Ngoài việc thay đổi giống có năng suất và độ đường cao, nhiều nông dân chuyển sang ép mật và làm đường phên. Ở xã Nghĩa Hưng, xã nổi tiếng với nghề ép mật lâu đời, ngoài nhập nguyên liệu cho nhà máy đường, bà con trồng mía ở đây còn ép mật tiêu thụ khắp tỉnh. Nay giá mật xuống thấp, bà con nông dân ở đây lại chuyển sang làm đường phên. Đến nay, trong xã có xóm 8 và xóm 9 xây dựng lò làm đường phên. Chi Bạch Thị Văn ở xóm 8 xã Nghĩa Thịnh cho biết: “Tuy vất vả và cần nhân lực nhiều nhưng làm đường phên cho thu nhập cao gấp đôi nhập mía nguyên liệu, gia đình mỗi ngày nấu 50 đến 60 lít mật và nấu đường phên rồi tiêu thụ ở Vinh, Hà Tĩnh…”. Tuy nhiên, không phải ai cũng ép được mật mía hay làm được đường phên. Ở huyện Nghĩa Đàn chỉ rải rác một số hộ nông dân ở Nghĩa Trung, Nghĩa Hưng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hồng làm mật mía, đường phên. Còn phần lớn người dân vẫn phải phụ thuộc vào nhà máy.
 
Nghĩa Đàn là vùng nguyên liệu mía, cây mía đã gắn bó và giúp người dân Nghĩa Đàn thoát nghèo trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, người trồng mía Nghĩa Đàn vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Để “sống” được với cây mía, nông dân Nghĩa Đàn đang nỗ lực tìm cách để nâng cao năng suất, sản lượng và chế biến các sản phẩm làm từ mía.
 
Đinh Thùy
(Đài Nghĩa Đàn)

Các tin khác

Công ty TNHH Mía đường Nghệ An hội thảo giống mía KK3

Công ty TNHH Mía đường Nghệ An hội thảo giống mía KK3

Tập huấn trang bị kiến thức về thu gom, phân loại xứ lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ vi sinh tại hộ gia đình  hội viên nông dân

Tập huấn trang bị kiến thức về thu gom, phân loại xứ lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ vi sinh tại hộ gia đình hội viên nông dân

Hội Nông dân huyện Nghĩa Đàn khởi công xây dựng nhà ở cho hội viên nghèo ở Nghĩa Lộc

Hội Nông dân huyện Nghĩa Đàn khởi công xây dựng nhà ở cho hội viên nghèo ở Nghĩa Lộc

Chi hội trưởng nông dân tâm huyết với hoạt động công tác Hội

Chi hội trưởng nông dân tâm huyết với hoạt động công tác Hội

Tập huấn nghiệp vụ về công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới

Tập huấn nghiệp vụ về công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới

GƯƠNG PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHỜ NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN VÀ ẾCH

GƯƠNG PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHỜ NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN VÀ ẾCH

Phát động tiêm phòng gia súc vụ Thu 2024

Phát động tiêm phòng gia súc vụ Thu 2024

Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật