Nghĩa Đàn nỗ lực sản xuất mật mía sạch

Mặc dù giá mật cũng có nhiều biến động, tuy nhên những người làm nghề ép mật mía vẫn ổn định thu nhập, trung bình mỗi tấn mía người dân lãi 1,5 đến 2 lần so với bán mía nguyên liệu bởi ép mật mía người dân tận dụng được tất cả các phế phẩm từ cây mía nên chi phí thấp.

  Cùng với bắt đầu vụ ép mía thì thời gian này những người làng nghề ép mật Nghĩa Đàn lại tất bật ngày đêm để cho ra lò những mẻ mật đẹp, chất lượng. Cùng với việc chọn giống mía, quy trình nấu mật ở Nghĩa Đàn cũng có những bước cải tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để gìn giữ thương hiệu mật mía Nghĩa Đàn.

  Mới đầu vụ nhưng mỗi ngày gia đình anh Nguyễn Anh Dũng, Làng Găng, Nghĩa Hưng cho ra lò 2 phi mật ( tương đương với 6 tạ mật). Với thao tác của một người gần 30 năm trong nghề, anh Dũng vừa cào bã mía cho vào lò đốt, lại chạy đến vớt bọt mật. Công việc cứ liên hoàn từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Anh Dũng cho biết vào mùa ép mật cơm trưa có khi 2 giờ mới ăn, buổi tối thì làm xong lúc nào nấu ăn lúc đó. Mật kéo xong lúc nào thương lái đến tận nơi lấy lúc đó, hiện nay giá mỗi phi mật là 3,5 triệu. Từ nay đến tháng 3, gia đình anh Dũng sản xuất trên 100 phi mật.

   Anh Dũng chia sẻ thêm: giống mía là một trong nhưng cái quan trọng nhất, mía ép mật không bị sâu bệnh nhưng phải chọn được mía trồng ở khu vực nào? Có những vùng mía to, nhìn bằng mắt thấy đẹp nhưng  ép không đẹp mật. Vì hầu như những nhà ép mật mỗi năm phải mua thêm hàng chục tấn mía. Vì vậy những người làm mật mía muốn mật ngon, đẹp phải chịu khó đi tìm mía để mua.

 

Gia đình anh Nguyễn Anh Dũng mỗi năm thu nhập 150 triệu từ làm mật mía

 Anh Phạm Minh Hiếu ở xóm 8, xã Nghĩa Hưng cho biết: do công suất của gia đình lớn nên mía trồng của gia đình chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, phải  mua thêm mía nơi khác.  Mỗi ngày gia đình phải cần 3 đến 4 tấn mía để ép.

  Nghĩa Hưng có hơn 100 hộ chuyên làm nghề nấu mật mía, mỗi gia đình có một bí quyết để giọt mật sánh, ngọt. Những năm gần đây người làm mật chú trọng khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ vững thương hiệu mật mía Nghĩa Đàn. Trước khi nấu mật, mía được vệ sinh sạch sẽ, ép bằng máy và lọc nhiều lần để nước mía được sạch. Trong thời gian đun sôi nước mía, người làm nghề sử dụng những chiếc vợt có lưới bằng vải màn hoặc dùng muỗng lớn có tay cầm để liên tục vớt bỏ lớp váng tạp chất. Lò nấu mật mía được các hộ gia đình xây cố định, thường một lò có 4 đến 6 chảo liên hoàn, được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho nước mía vào. Trong quá trình nấu mật ở các chảo phải được vớt váng, nếu như không vớt hết lớp váng này thì màu mật sẽ xấu. Một mẻ mật mía đạt chất lượng phải đạt yêu cầu về màu, mùi và vị và đảm bảo vệ sinh.

Một công đoạn trong quá trình ép mật

  Mặc dù giá mật cũng có nhiều biến động, tuy nhên những người làm nghề ép mật mía vẫn ổn định thu nhập, trung bình mỗi tấn mía  người dân lãi 1,5 đến 2 lần so với bán mía nguyên liệu bởi ép mật mía người dân tận dụng được tất cả các phế phẩm từ cây mía nên chi phí thấp. Có một thực tế là lượng chất đốt cần vào mùa ép mật rất lớn nhưng ở các xóm hầu như không phải gia đình nào phải mua củi. Phần lớn các hộ gia đình tận dụng được lao động trong nhà.

  Ông Trần Văn Long, phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng cho biết: Nghề kéo mật mía là nghề truyền thống có từ lâu đời ở Nghĩa Hưng. Mỗi năm Nghĩa Hưng sản xuất 4000 phi mật tương đương 1200 tấn mật mía. Mật mía Nghĩa Hưng có mặt khắp nơi, chủ yếu phục vụ các làng nghề làm ku đơ, kẹo lạc. Để giữ thương hiệu người dân làm nghề cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, các hộ gia đình thường xuyên vệ sinh khu vực sản xuất, dụng cụ nấu và đựng mật, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Xã cũng có các biện pháp tuyên truyền để người dân sản xuất mật theo hướng sạch, an toàn.

  Không chỉ ở Nghĩa Hưng mà ở các xã như Nghĩa Trung, Nghĩa Minh của Nghĩa Đàn những người làm nghề ép mật mía đang bận rộn để cho một mùa mật chất lượng.

Đinh Thùy ( Đài Nghĩa Đàn )

 

 

 

Các tin khác

Hội thảo khoa học đánh giá 8 năm thực hiện Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An

Hội thảo khoa học đánh giá 8 năm thực hiện Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH triển khai nhiệm vụ quý IV

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH triển khai nhiệm vụ quý IV

Gặp mặt các doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam ( 13/10/2004 – 13/10/2024 )

Gặp mặt các doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam ( 13/10/2004 – 13/10/2024 )

RA MẮT MÔ HÌNH TỔ TIẾT TK&VV BỀN VỮNG GẮN VỚI HOẠT ĐỘNG  CỘNG ĐỒNG TẠI XÓM ĐỒNG BAI, XÃ NGHĨA HỘI

RA MẮT MÔ HÌNH TỔ TIẾT TK&VV BỀN VỮNG GẮN VỚI HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÓM ĐỒNG BAI, XÃ NGHĨA HỘI

Đồng chí Ngô Văn Thành, Phó Chủ tịch HĐND huyện dự khai giảng tại Trường Mầm Non Nghĩa An

Đồng chí Ngô Văn Thành, Phó Chủ tịch HĐND huyện dự khai giảng tại Trường Mầm Non Nghĩa An

Ra mắt mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng tại bản Tòng Mòn

Ra mắt mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng tại bản Tòng Mòn

Đoàn kiểm tra Sở Công thương làm việc với UBND huyện Nghĩa Đàn

Đoàn kiểm tra Sở Công thương làm việc với UBND huyện Nghĩa Đàn

Kiểm tra, đánh giá tình hình hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS

Kiểm tra, đánh giá tình hình hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS