Hiện nay, cả nước đang triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội, việc lựa chọn tên gọi cho các đơn vị hành chính mới được sáp trở thành một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận nhân dân.
Thông báo số 04-TB/BCĐ của Ban Chỉ đạo tỉnh. Thông báo Kết luận số 597– TB/HU ngày 29/4/2025 của Ban Thường vụ Huyện ủy. Kế hoạch số 57/KH- UBND của UBND huyện.Tập trung nhấn mạnh chủ trương điều chỉnh tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp theo hướng dễ đọc, dễ nhớ, khuyến khích sử dụng tên các địa danh có yếu tố truyền thống, văn hóa, lịch sử thay thế cho việc sử dụng tên địa danh cấp huyện gắn với số thứ tự, đảm bảo (1) phù hợp với xu thế chung của cả nước, (2) gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa –
lịch sử của địa phương; (3) dễ định hình vị trí địa lý và phát huy giá trị văn hóa – lịch sử của địa phương, (4) đáp ứng nguyện vọng, tạo sự gắn kết và đồng thuận, thống nhất của cử tri và người dân; (5) thuận tiện trong quản lý hành chính và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Căn cứ Thông báo số 04-TB/BCĐ của Ban Chỉ đạo tỉnh và tình hình, đặc điểm của huyện, huyện Nghĩa Đàn dự kiến phương án tên xã mới được bắt đầu bằng từ NGHĨA (lịch sử từ năm 1840 huyện Nghĩa Đường được thành lập trên cơ sở tách ra từ phủ Quỳ Châu. Năm 1885, vua Đồng Khánh lên ngôi đã cho đổi tên Nghĩa Đường thành Nghĩa Đàn), đảm bảo thống nhất và dễ nhận diện là các xã thuộc huyện Nghĩa Đàn, đồng thời tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong tư tưởng của cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và toàn thể Nhân dân về tên gọi của các xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn hãy cùng đoàn kết, đồng lòng bước vào kỷ nguyên mới * kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.
Phương án các xã sau sáp nhập