Nghề nuôi giun

Nghĩa Đàn có hơn 70 % dân số làm nông nghiệp trong đó chăn nuôi là một thế mạnh, đối với mỗi hộ làm nông ít thì một con trâu hoặc bò, nhiều thì 10, 15 con, thậm chí cả trăm con trâu bò. Bên cạnh đó lợn, gà cũng rất nhiều. Vì vậy nếu như lấy phân của gia súc, gia cầm nuôi Giun để làm thức ăn cho gia cầm, thủy cầm, thủy sản…thì không gì bằng

  Với diện tích 100m2, từ đầu năm đến nay anh Trương Văn Thuận, ở khối Tân Thái, thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn đã sản xuất khoảng 2 tấn Giun Quế để phục vụ chăn nuôi và cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi sạch cho người dân Nghĩa Đàn cũng như một số huyện lân cận. Trong một lần xem ty vi thấy giáo sư Nguyễn Lân Dũng hướng dẫn về kỹ thuật nuôi Giun Quế để làm thức ăn cho gà, vịt nên năm 2015 anh mạnh dạn sang Thanh Hóa mua 30 kg giun Quế với giá 30 nghìn đồng/ kg về nuôi. Anh đã đầu tư nuôi giun trên diện tích 150m2 đất, trong quá trình nuôi anh nhận thấy đây là loại rất dễ nuôi, chi phí thấp, vì giun có tập tính sống trong môi trường tối nên phải lợp mái và thường xuyên cung cấp độ ẩm. Sau thời gian hơn 1 tháng là có thể thu hoạch làm thức ăn cho gia cầm hay cá, tôm….Anh Trương Văn Thuận cho biết: bản thân cũng tham khảo qua sách báo thấy giun quế là thức ăn sạch cho gia cầm, cá, tôm. Trong khi  nuôi một trăm con gà nếu mua cám công nghiệp từ nhỏ đến khi xuất chuồng phải mất 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Tuy nhiên nếu nuôi giun làm thức năn thì giảm được 80 % chi phí, giá trị dinh dưỡng cao nên nuôi gà bằng giun quế thì sức đề kháng của gà cao hơn nuôi bằng thức ăn công nghiệp, thịt gà thơm ngon hơn…Nhờ nuôi giun quế mà anh Thuận không phải lo đến số tiền phải bỏ ra để mua thức ăn công nghiệp cho gà, cá…tiếng lành đồn xa, nhiều người dân ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Yên Thành đã đến học hỏi kinh nghiệm và mua giống Giun Quế về nuôi. Anh Thuận cho biết trong 2 tháng nay anh đã bán được 5 tạ giun giống với giá 20 nghìn đồng/ kg. Vừa cho Giun ăn anh vừa chia sẻ: Nuôi giun quế rất đơn giản, chỉ cần tận dụng nguồn phân của trâu, bò và các loại gia súc, gia cầm để làm thức ăn cho giun, thời gian chăm sóc có thể tranh thủ mỗi ngày khoảng 1 tiếng đồng hồ. Nghĩa Đàn có hơn 70 % dân số làm nông nghiệp trong đó chăn nuôi là một thế mạnh, đối với mỗi hộ làm nông ít thì một con trâu hoặc bò, nhiều thì 10, 15 con, thậm chí cả trăm con trâu bò. Bên cạnh đó lợn, gà cũng rất nhiều. Vì vậy nếu như lấy phân của gia súc, gia cầm nuôi Giun để làm thức ăn cho gia cầm, thủy cầm, thủy sản…thì không gì bằng. Người nông dân vừa tận dụng được nguồn phân dư thừa, vừa tiết kiệm được chi phí lại làm sạch được môi trường. Giun có thể nuôi bằng nhiều hình thức như làm luống hoặc chuồng, nếu đất hẹp có thể nuôi ở các thùng xốp vì vậy rất tiện lợi.

  Giun Quế sau khi nuôi khoảng 1 tháng thì có thể “ xuất chuồng”. Tuy nhiên thu hoạch giống giun cũng phải có mẹo. Vì sống trong môi trường đất, phân, giun lại sợ ánh sáng nên muốn bắt giun chỉ cần đưa hỗn hợp ra ánh sáng, giun sẽ tự động bò xuống dưới nên dễ bắt hơn.Nhờ giun quế mà anh Thuận đã đầu tư nuôi hàng trăm con gà, vịt mỗi năm, bên cạnh đó là thức ăn dồi dào cho hơn 5 sào ao nuôi cá. Bên cạnh đó mỗi tạ hỗn hợp Giun cũng cho anh thu nhập 2 triệu đồng.

Giun Quế sống trong môi trường tối nên phải đậy cẩn thận

   Ông Phan Thanh Khuông, phó chủ tịch hội làm vườn huyện Nghĩa Đàn cho biết: hiện nay ở Nghĩa Đàn thì đây là mô hình duy nhất nuôi Giun Quế với quy mô lớn. Mô hình này được đánh giá hiệu quả và thiết thực, có thể áp dụng rộng rãi trong các hộ nông dân. Trong khi người dân đang lo sợ về các sản phẩm thịt gia súc gia cầm sử dụng chất cấm, kích thích, cảnh báo thực phẩm bẩn thì chăn nuôi bằng thức ăn làm từ Giun Quế là một hướng đi khả quan, vừa tạo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng vừa đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cung ứng cho thị trường. Hội làm vườn đã tuyên truyền trong các hội viên, tận dụng nguồn phân, tạp chất và diện tích vườn của từng gia đình  để nuôi Giun làm thức ăn trong chăn nuôi, đến nay một số hộ đã đến học hỏi kinh nghiệm để nhân giống.

Gà nuôi bằng Giun Quế chi phí giảm 80% so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp

Đinh Thùy - Minh Thái ( Đài Nghĩa Đàn )

Các tin khác

Hội Nông dân tỉnh tập huấn tạo nguồn hướng dẫn viên cấp cơ sở về quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Hội Nông dân tỉnh tập huấn tạo nguồn hướng dẫn viên cấp cơ sở về quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

UBND huyện Nghĩa Đàn tổng kết công tác Lâm nghiệp năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025

UBND huyện Nghĩa Đàn tổng kết công tác Lâm nghiệp năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Nuôi cầy vòi mốc - mô hình kinh tế mới ở Nghĩa Lợi

Nuôi cầy vòi mốc - mô hình kinh tế mới ở Nghĩa Lợi

Nguồn vốn ngân hàng Chính sách xã hội “tiếp sức” cho bà con nông dân  phát triển kinh tế, nâng cao đời sống

Nguồn vốn ngân hàng Chính sách xã hội “tiếp sức” cho bà con nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống

Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mừng xuân Ất Tỵ 2025

Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mừng xuân Ất Tỵ 2025

Trao nhà “Viên gạch nghĩa tình” - Ấm áp tình nông dân

Trao nhà “Viên gạch nghĩa tình” - Ấm áp tình nông dân

Gương hội viên phụ nữ vượt lên hoàn cảnh chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế

Gương hội viên phụ nữ vượt lên hoàn cảnh chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế

Nghĩa Đàn có thêm 9 sản phẩm OCCOP 3 sao

Nghĩa Đàn có thêm 9 sản phẩm OCCOP 3 sao