Khó sau đào tạo nghề cho phụ nữ ở Nghĩa Đàn

 Trong thời gian qua hội liên hiệp phụ nữ Nghĩa Đàn đã phối hợp với phòng thương binh xã hội, trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề cho các hội viên nhằm giải quyết lượng lao động dôi dư, tạo thêm việc làm cho chị em. Tuy nhiên sau khi được đào tạo chị em lại gặp không ít khó khăn về vốn cũng như đầu ra sản phẩm. Hội Liên Hiệp phụ nữ huyện Nghĩa Đàn cũng đã có nhiều giải pháp tuy nhiên đối với một số nghề đào tạo chưa được vận dụng một cách hiệu quả. Đầu năm năm 2014 chị Ngô Thị Hòa, xóm 5 xã Nghĩa Trung được tham gia học nghề trồng nấm do hội phụ nữ tổ chức. Thấy đây là công việc dễ làm, đầu tư ít, lại tranh thủ được thời gian nhàn rỗi và phụ phẩm từ nông nghiệp là rơm rạ nên sau khi học chị kêu gọi thêm 10 người mở câu lạc bộ trồng nấm Sò và bắt tay vào thực hiện ngay. Tuy nhiên sản phẩm làm ra lại không bán được do nấm vẫn còn lạ lẫm với bữa ăn của người dân địa phương. Đến vụ thứ hai chị lại tiếp tục gặp khó khi mua phải giống không đảm bảo chất lượng dẫn đến mất mùa. Nhiều chị em đã bắt đầu nản chí tìm hướng làm ăn khác khi trồng nấm đầu ra bấp bênh và giống không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên chị Ngô Thị Hòa vẫn muốn kêu gọi chị em cố gắng làm bởi theo chị với bất cứ một nghề nào lúc mới khởi đầu cũng rất khó khăn, hơn nữa là xã thuần nông tìm được một nghề phù hợp với điều kiện của tất cả chị em là rất khó: chị cho biết khi làm được hội phụ nữ huyện hỗ trợ 5 triệu để mua giống, chị em hăng hái lắm. Nhưng ngặt một nổi nấm làm ra thì nhiều mà đi bán từng mớ ngoài chợ. 30/kg không ai mua, có khi phải hạ xuống 20 nghìn. Nhiều khi thấy chị em tâm huyết mà làm ra không có lời mình cũng động viên vạn sự khởi đầu nan nhưng đây là mùa nấm thứ 4 rồi, không biết là sẽ trụ được đến mùa sau không khi mà làm ra không bán được. Chị Nguyễn Thị Hân, chủ tịch hội phụ nữ xã Nghĩa Trung cho biết: 1 tạ rơm và 5kg giống cộng công chăm sóc, nếu giá nấm bán được từ 25 đến 30 nghìn đồng/kg thì người dân có thể lời 1 triệu đến 1,2 triệu đồng. Với một xã thuần nông như Nghĩa Trung, tranh thủ được thời gian nhàn rỗi lại có thu nhập thì trồng nấm là nghề rất phù hợp. Vì vậy  khi hội phụ nữ đào tạo nghề trồng nấm thì chị em ở đây rất phấn khởi, lớp tập huấn có gần 40 chị tham gia và 100% chị mong muốn gắn bó với trồng nấm để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên sau khi được học nghề và tham gia  trồng nấm thì số chị em theo và gắn bó với nghề rất ít do phải tự tìm nơi tiêu thụ và sản phẩm làm ra không bán được hoặc bán giá rẻ không đủ công đầu tư chăm sóc.

  Nếu như ở Nghĩa Trung số chị em tha thiết với trồng nấm vẫn là con số hàng chục thì ở Nghĩa Long con số này giờ chỉ còn vài người. Sau khi học nghề chị em cũng rất hăng hái nhưng sự bấp bênh đầu ra là lý do chính chị em không mấy mặn mà. Ngoài trồng nấm, trong thời gian qua hội LHPN huyện cũng mở nhiều lớp dệt thổ cẩm ngoài mục đích tăng thu nhập cho chị em còn giúp giữ gìn bản sắc văn hóa. Nghĩa Đàn có  hơn 29% đồng bào dân tộc thiểu số, nghề dệt thổ cẩm đã gắn bó với đồng bào nhiều xã từ lâu đời. Các xã có nhiều đồng bào dân tộc như xã Nghĩa Hội, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng đồng bào vẫn tranh thủ thời gian nhàn rỗi để dệt váy, các dụng cụ trong gia đình…Vì vậy khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm không chỉ làm sống lại một nghề thủ công đã bị mai một mà còn giúp chị em dân tộc thiểu số có được việc làm tăng thu nhập. Với mục đích đó, hội LHPN huyện Nghĩa Đàn đã mở lớp dạy nghề ở 7 xã có đồng bào dân tộc thiểu số như Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nghĩa Long, Nghĩa Hội, Nghĩa Lâm…Chị Lộc Thị Năm, dân tộc Thái ở xóm 4 xã Nghĩa Thịnh là một trong những người có tay nghề lâu năm được hội LHPN huyện mời đi dạy nghề dệt cho chị em. Thấy nghề dệt được khôi phục chị rất tâm huyết đi học hỏi nhiều nơi để về truyền lại cho chị em. Tuy nhiên sau 2 năm, 50 chị em được học dệt thổ cẩm ở xóm 4, xã Nghĩa Thịnh cũng chỉ dừng lại ở việc dệt để phục vụ trong gia đình, thi thoảng đưa vài tấm vải ra chợ kiếm tiền mua cá. Các sản phẩm dệt thổ cẩm vẫn chưa trở thành hàng hóa để bán ra các thị trường, lý giải nguyên nhân này chị Lộc Thị Năm cho biết : đối với những người có tuổi như chúng tôi thì được dệt thổ cẩm và sản phẩm bán được ra thị trường là điều rất hạnh phúc tuy nhiên kinh phí mua nguyên liệu , sợi lại đắt,  vốn thì ít, mà dệt được một tấm vải lại mất nhiều thời gian nên so với quần áo ở ngoài chợ thì sản phẩm dệt đắt hơn nhiều. Hơn nữa mẫu mã chị em làm chưa phong phú nên chủ yếu là tự cung tự cấp. Trước đây nhiều người mong ở lại với nghề dệt thì nay các chị em trẻ tuổi tranh thủ thời gian rãnh rỗi đi cuốc cỏ, làm thuê kiếm ngày một trăm nghìn khỏe hơn ngồi dệt mà không phải đi tìm đầu ra.

  Theo chị Lộc thị Năm muốn sản phẩm làm ra bán được ra ngoài huyện không chỉ cần đầu tư về vốn mà còn về tay nghề, sự tinh xảo để cạnh tranh với chị em ở các huyện khác. Tuy nhiên chị em đang làm theo lối mòn, chưa có sự đầu tư, cũng một phần vì không có vốn để đầu tư.

  Cũng giống như ở xã Nghĩa Thịnh, ở các xã khác việc dệt thổ cảm cũng chỉ cầm chừng ở việc tự cung tự cấp. Bà Trương Thị Liên, chủ tịch hội LH Phụ nữ huyện Nghĩa Đàn cho biết:Khi mới được học nghề hội LHPN huyện Nghĩa Đàn cũng đã động viên bà con cố gắng làm ra sản phẩm chất lượng tốt sẽ phối hợp tìm hướng tiêu thụ.Tuy nhiên đây vẫn là vấn đề khó bởi cần sự nâng cao tay nghề, các sản phẩm làm ra phải, đẹp phù hợp với thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng, và quan trọng cần sự quan tâm hơn nữa trong việc tạo nguồn vốn cũng như đầu ra cho sản phẩm. Những cái này ở huyện Nghĩa Đàn vẫn còn thiếu. Cũng theo bà Liên trong các nghề được tập huấn thì trồng trọt và chăn nuôi thú y là nghề sau khi tập huấn mang lại hiệu quả cao  như: trồng rau an toàn, chăn nuôi, trồng trọt. Với việc hướng dẫn người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên nền tảng kinh nghiệm sẵn có đã giúp họ phát triển hơn. Có thể nói đây là nghề phù hợp với thực tế địa phương nên được chị em phát huy rất hiệu quả, cũng nhờ được tập huấn mà hội viên đã nắm được khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả kinh tế  trên diện rộng đòi hỏi một sự đầu tư lớn, trong khi mức vay hỗ trợ ưu đãi thấp. Điều này khiến không ít hộ nông dân sau khi học nghề đành phải bỏ ngang hoặc làm không tới nơi tới chốn vì khó khăn về vốn và kỹ thuật.

  Hội LHPN Nghĩa Đàn đã phối hợp với ngân hàng chính sách tín chấp cho hội viên vay vốn, vận động xây dựng quỹ tiết kiệm tín dụng để chị em vay vốn làm ăn, hỗ trợ cho chị em nghèo…Những việc làm này đã góp phần gúp chị em phát triển kinh tế từ nghề đã được học. Tuy nhiên không ít chị em phụ nữ có trong tay nhiều chứng chỉ nghề nhưng lại chưa vận dụng hiệu thực sự một nghề nào. Đó cũng là trăn trở của hội phụ nữ Nghĩa Đàn trong việc giúp hội viên học nghề và sống bằng nghề.

 Có thể nói dạy nghề, tạo việc làm nhằm tăng thu nhập cho phụ nữ là một giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện xây dựng Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” ở huyện Nghĩa Đàn, tuy nhiên để hội viên phụ nữ có thu nhập từ  tất cả các nghề được học thì cần sự vào cuộc phối hợp của các cấp các nghành trong việc tạo ngồn vốn cũng như đầu ra sản phẩm để chị em yên tâm bám nghề.

Đinh Thùy ( Đài Nghĩa Đàn )

Các tin khác

Hội Liên hiệp phụ xã Nghĩa Bình ra mắt mô hình Tổ tiết kiệm & vay vốn gắn với sinh hoạt cộng đồng

Hội Liên hiệp phụ xã Nghĩa Bình ra mắt mô hình Tổ tiết kiệm & vay vốn gắn với sinh hoạt cộng đồng

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn trao quà chương trình “cặp lá yêu thương”

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn trao quà chương trình “cặp lá yêu thương”

Trường Tiểu học  Nghĩa Sơn đón bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Trường Tiểu học Nghĩa Sơn đón bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Lễ ra mắt mô hình  điểm “Tổ Tiết Kiệm và Vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Lễ ra mắt mô hình điểm “Tổ Tiết Kiệm và Vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Ra mắt Hội đồng hương huyện Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa tại TP. Hồ Chí Minh

Ra mắt Hội đồng hương huyện Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa tại TP. Hồ Chí Minh

Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An rà soát, xây dựng mô hình điểm “Tổ tiết kiệm và vay vốn bền vững gắn với sinh hoạt cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An rà soát, xây dựng mô hình điểm “Tổ tiết kiệm và vay vốn bền vững gắn với sinh hoạt cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Đánh giá giá hoạt động tín dụng chính sách quí III, triển khai nhiệm vụ quí IV năm 2023

Đánh giá giá hoạt động tín dụng chính sách quí III, triển khai nhiệm vụ quí IV năm 2023

Bác Hồ và xây dựng văn hóa ứng xử gia đình

Bác Hồ và xây dựng văn hóa ứng xử gia đình