Kẹo lạc làng Găng

Ngoài mang lại thu nhập sau khi trừ chi phí, gia đình lãi từ 10 - 15 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 4 - 6 lao động thường xuyên với mức lương từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.

    Làng Găng xã Nghĩa Hưng nổi tiếng xa gần với sản phẩm mật mía, hiện nay để phụ vụ nhu cầu của thị trường và tăng thu nhập, nhiều hộ gia đình đã tận dụng nguồn nguyên liệu là mật mía để làm ra các sản phẩm khác như đường phèn, kẹo lạc…Một ngày, gia đình anh Nguyễn Văn Minh, chị Nguyễn Thị Hằng sản xuất khoảng 300 - 400 chiếc kẹo lạc. Sẵn mật mía trong làng nức tiếng xa gần về chất lượng nên gia đình chị lấy nấu kẹo, mật ngon cùng với kinh nghiệm nhiều năm tích góp trong nghề nên kẹo lạc của gia đình chị làm ra đến đâu bán hết đến đó. Với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, kẹo dòn, ngon, thơm đặc trưng nên mô hình sản xuất kẹo lạc đã giúp gia đình phát triển kinh tế, ổn định cuộc sông. Chị Nguyễn Thị Hằng ở Làng Găng, xã Nghĩa Hưng chia sẻ: “ Gia đình làm nghề được gần 10 năm nay, với nguồn nguyên liệu sẵn có từ làng Nghề, gia đình kết hợp học hỏi thêm để làm kẹo lạc. So với làm nông nghiệp thì làm kẹo lạc cho thu nhập kinh tế cao hơn nhiều, khách đến không chỉ mua mật mà còn mua kẹo về làm quà, gia đình còn nhập cho các đại lý trong và ngoài huyện…”

Miệt mài trong từng công đoạn

  Mỗi tháng gia đình chị Hằng làm trên 300 hộp kẹo, với các loại kẹo lạc dẻo, kẹo dòn, kẹo bánh đa…với những hạt lạc được lựa chọn kỹ càng, đều, to, cùng với đó là mật phải là mật vàng sánh, nấu đều lửa, đủ lượng, miếng kẹo vàng dòn, thơm ngon sẽ đạt chất lượng. Ngoài mang lại thu nhập sau khi trừ chi phí, gia đình lãi từ 10 - 15 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 4 - 6 lao động thường xuyên với mức lương từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. Với mô hình mang lại hiệu quả như vậy, nhiều tổ chức hội trên địa bàn xã đã cho hội viên tham quan học tập và nhân rộng mô hình. Chị Lương Thị Huế, chủ tịch Hội LHPN xã Nghĩa Hưng cho biết: “ Với cách làm sáng tạo như gia đình chị Hằng, tận dụng được nguồn nguyên liệu để phát triển kinh tế, trở thành hộ khá trong xã, Hội phụ nữ xã Nghĩa Hưng sẽ nhân rộng mô hình này cho nhiều chị em học tập, để từ đó tạo nên hiệu quả, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống…”

Một công đoạn để làm ra chiếc kẹo ngon, thơm

 Từ nguồn nguyên liệu sẵn có của làng nghề mật, mô hình kẹo lạc là một hướng đi sáng tạo nhằm tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, đủ sức cạnh tranh với thị trường với những chiếc kẹo thơm ngon dòn ngọt này

                                                               Như Trang- Minh Thái ( Đài Nghĩa Đàn )

Các tin khác

Hội thảo khoa học đánh giá 8 năm thực hiện Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An

Hội thảo khoa học đánh giá 8 năm thực hiện Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH triển khai nhiệm vụ quý IV

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH triển khai nhiệm vụ quý IV

Gặp mặt các doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam ( 13/10/2004 – 13/10/2024 )

Gặp mặt các doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam ( 13/10/2004 – 13/10/2024 )

RA MẮT MÔ HÌNH TỔ TIẾT TK&VV BỀN VỮNG GẮN VỚI HOẠT ĐỘNG  CỘNG ĐỒNG TẠI XÓM ĐỒNG BAI, XÃ NGHĨA HỘI

RA MẮT MÔ HÌNH TỔ TIẾT TK&VV BỀN VỮNG GẮN VỚI HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÓM ĐỒNG BAI, XÃ NGHĨA HỘI

Đồng chí Ngô Văn Thành, Phó Chủ tịch HĐND huyện dự khai giảng tại Trường Mầm Non Nghĩa An

Đồng chí Ngô Văn Thành, Phó Chủ tịch HĐND huyện dự khai giảng tại Trường Mầm Non Nghĩa An

Ra mắt mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng tại bản Tòng Mòn

Ra mắt mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng tại bản Tòng Mòn

Đoàn kiểm tra Sở Công thương làm việc với UBND huyện Nghĩa Đàn

Đoàn kiểm tra Sở Công thương làm việc với UBND huyện Nghĩa Đàn

Kiểm tra, đánh giá tình hình hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS

Kiểm tra, đánh giá tình hình hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS