Hội nạn nhân chất độc da cam đioxin Nghĩa Khánh: vượt lên nỗi đau “da cam”

 Nói đến nỗi đau “da cam” thì không ai trên đất nước Việt Nam lại không xót thương cho những số phận tật nguyền phải chịu di chứng của chiến tranh, tuy nhiên, để vượt lên số phận nghiệt ngã này, nhiều hội viên hội nạn nhân chất độc da cam đioxin xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn đã vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhiều hội viên trở thành hộ khá giàu của địa phương.

   Trong một buổi thực tế, chúng tôi đi cùng đoàn cán bộ xã Nghĩa Khánh đến gia đình bác Nguyễn Đức Quang ở xóm Tân Hợp một người lính trở về từ chiến trường ác liệt Quảng Trị. Dáng người thấp, đậm nhưng bác nhanh nhạy làm hết công việc này đến công việc khác: cho gà ăn, khiêng đá lạnh, làm bánh chưng, chăn nuôi dê. Nhìn qua, không ai nghĩ bác đang mang trong mình chất độc da cam dioxin. Bác Quang cho biết, mỗi lúc trở trời là chất độc này như ngấm vào da thịt, toàn thân đau ê ẩm và rất khó chịu. Đặc biệt khi nhắc đến hai người con, người đàn ông này, rơm rớm nước mắt, cả hai người con, một trai, một gái đều bị di chứng chất độc da cam, người con trai sinh năm 1986, không đi được mãi tới khi gia đình chắt chiu  được ít tiền mổ đóng đinh thì cậu con trai mới đi được. Tuy nhiên, đây cũng không phải là biện pháp lâu dài vì vài năm thì lại phải mổ lại một lần mà kinh tế gia đình thì có hạn. Cũng giống người em trai, tuy có đi lại dễ dàng hơn nhưng người con gái cũng chịu không ít áp lực trong cuộc sống. Bác Quang Tâm sự: Sau khi tôi về và hoàn cảnh sinh con thì rất chi chán nản về cuộc sống của bản thân mình. Sau khi xác định được tư tưởng của bản thân mình và được sự động viên của anh em họ hàng nội ngoai tôi khắc phục đi lên từ bước ban đầu vay mượn vốn của anh em cố gắng chăn nuôi bò, sau đó là chăn nuôi lợn nái. Bằng sự nỗ lực từng người trong gia đình hiện nay kinh tế cũng tạm ổn cùng sinh hoạt với cộng đồng trong xã hội. Đó chỉ là những lời tâm sự, những lời diễn đạt rất ngắn gọn của bác Quang nhưng tôi biết, đó là cả một sự nỗ lực rất lớn của gia đình Bác. Mặc dù bác không kể nhiều về kinh tế gia đình nhưng thông qua những gì tôi đang nhìn thấy và những người bạn thân tín trong hội nạn nhân chất độc da cam điôxin của xã Nghĩa Khánh, thì hiện nay, ngoài chăn nuôi bò, lợn, gia đình bác còn nuôi cả trăm con gà thịt, bác còn nuôi dê, mở một cửa hàng chuyên cung cấp đá lạnh cho khu vực Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Khánh, tạo công ăn việc làm cho các con của mình, để các con có thêm niềm tin sức mạnh vào bản thân vào cuộc sống. Và niềm vui lớn nhất của bác Quang giờ đây chính là các con đã yên bề gia thấp, cố gắnh vượt lên số phận,  lao động để trở thành một người lao động có ích cho xã hội.

Mô hình nuôi gà của hội viên nạn nhân chất độc da cam đioxin bác Nguyễn Đức Quang, Tân Hợp, Nghĩa Khánh

   Khi tôi hỏi bác có mong muốn gì không thì bác Quang trả lời: “Bản thân tôi có mong muốn tột đỉnh nhà nước có sự quan tâm hơn nữa về những gia đình chính sách như gia đình chúng tôi cả ba cha con nhiễm chất độc da cam, bản thân tôi là một thương binh nhưng kêu thì cũng kêu thế thôi tốt nhất là tự lực bản thân mình phấn đấu là chính bởi vì tôi cũng xét thấy khó khăn chung của xã hội từ chỗ đó bản thân cũng xác định được tàn mà không phế vì thế từng bước khắc phục khó khăn đưa gia đình đi lên”. Qua cách nói chuyện của bác Quang tôi nhận thấy được ý chí nghị lực của nguời lính này thật kiên cường khiến tôi khâm phục và tự hào. Tự hào hơn nữa là ở xã Nghĩa Khánh, không chỉ có mỗi bác Quang mà có tới 27 người là nạn nhân chất độc da cam đioxin, 9 người trực tiếp tham gia chiến trường, 6 người chịu di chứng tật nguyền nhưng không có một trường hợp nào là hộ nghèo, họ đều là những tấm gương sáng vượt khó, giàu ý chí nghị lực, vượt lên nỗi đau bệnh tật trở thành những người lao động có ích cho xã hội, chăm lo cho gia đình, đặc biệt có 5 gia đình kinh tế khá giả. Bác Nguyễn Phương Thảo, chủ tịch hội nạn nhân chất độc da cam điôxin xã Nghĩa Khánh cho biết thêm: nói đến hội viên da cam là những người nghèo thì nghèo nhất những người đau khổ cũng đau khổ nhất nhưng mà vượt lên chính mình cũng được cấp ủy chính quyền cơ sở xã cũng như xóm rất quan tâm nên các hội viên rất tích cực trong lao động sản xuất, còn sức là còn làm, đa số phát triển kinh tế bằng chính nỗ lực của chính minh nên các hội viên đều ổn định về kinh tế và đều tham gia các tổ chức hội từ cơ sở xóm trở lên.

Tư khi thành lập hội cho đến nay mới hơn 4 năm nhưng có thể thấy hội nạn nhân chất độc da cam điôxin xã Nghĩa Khánh đã không ngừng nỗ lực tiến lên, 100% gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa, không có gia đình yếu kém, có 5 hội viên kinh tế khá giả và đặc biệt các hội viên đều tham gia các tổ chức hội ở cấp xóm. Sự nỗ lực này được chính quyền địa phương ghi nhận, được huyện hội đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ suốt 4 năm qua và quan trọng hơn nữa họ đã khẳng định được bản thân mình trước số phận, vượt lên nỗi đau tật nguyền để trở thành những người có ích cho xã hội.

Hoàng Hằng ( Đài nghĩa Đàn )

 

Các tin khác

Hội Liên hiệp phụ xã Nghĩa Bình ra mắt mô hình Tổ tiết kiệm & vay vốn gắn với sinh hoạt cộng đồng

Hội Liên hiệp phụ xã Nghĩa Bình ra mắt mô hình Tổ tiết kiệm & vay vốn gắn với sinh hoạt cộng đồng

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn trao quà chương trình “cặp lá yêu thương”

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn trao quà chương trình “cặp lá yêu thương”

Trường Tiểu học  Nghĩa Sơn đón bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Trường Tiểu học Nghĩa Sơn đón bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Lễ ra mắt mô hình  điểm “Tổ Tiết Kiệm và Vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Lễ ra mắt mô hình điểm “Tổ Tiết Kiệm và Vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Ra mắt Hội đồng hương huyện Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa tại TP. Hồ Chí Minh

Ra mắt Hội đồng hương huyện Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa tại TP. Hồ Chí Minh

Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An rà soát, xây dựng mô hình điểm “Tổ tiết kiệm và vay vốn bền vững gắn với sinh hoạt cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An rà soát, xây dựng mô hình điểm “Tổ tiết kiệm và vay vốn bền vững gắn với sinh hoạt cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Đánh giá giá hoạt động tín dụng chính sách quí III, triển khai nhiệm vụ quí IV năm 2023

Đánh giá giá hoạt động tín dụng chính sách quí III, triển khai nhiệm vụ quí IV năm 2023

Bác Hồ và xây dựng văn hóa ứng xử gia đình

Bác Hồ và xây dựng văn hóa ứng xử gia đình