Hỏi đáp về thực hiện Đề án số hóa truyền hình trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn

Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất là chuyển đổi công nghệ truyền dẫn phát sóng truyền hình tương tự (analogue) hiện nay sang truyền dẫn, phát sóng truyền hình theo công nghệ số (digital).

Câu hỏi 1: Tại sao phải thực hiện số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất? Các hộ gia đình đang thu xem truyền hình hiện nay bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời 

Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất là chuyển đổi công nghệ truyền dẫn phát sóng truyền hình tương tự (analogue) hiện nay sang truyền dẫn, phát sóng truyền hình theo công nghệ số (digital). Đây là bước phát triển mới của công nghệ truyền hình và là xu hướng tất yếu. Số hóa truyền hình đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới và mang lại những lợi ích to lớn sau đây:

- Đối với người dân:

Truyền hình số cung cấp chất lượng hình ảnh, âm thanh rõ nét hơn rất nhiều, không bị hiện tượng nhiễu, bóng mờ như truyền hình công nghệ tương tự.

+ Truyền hình số cho phép xem được nhiều kênh hơn với chất lượng cao như HD (High Definition - độ phân giải cao hay độ nét cao  một thuật ngữ chỉ các chương trình truyền hình kỹ thuật số được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây như PAL, SECAM, NTSC), 4K (chương trình truyền hình có độ phân giải siêu nét - Ultra HD) hiển thị hình ảnh có độ nét gấp 4 lần độ phân giải Full HD và gấp 16 lần so với độ phân giải HD),... với định dạng màn ảnh rộng.

- Đối với quốc gia:

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên tần số vô tuyến điện.

+ Giảm chi phí đầu tư hệ thống phát sóng truyền hình.

+ Giải phóng băng tần hiện tại dùng cho truyền hình tương tự để sử dụng cho dịch vụ thông tin di động băng rộng, các dịch vụ thông tin liên lạc vô tuyến khác.

Số hóa truyền hình mặt đất là ngừng phát sóng các trạm phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự đang còn hoạt động hiện nay để chuyển sang phát sóng truyền hình công nghệ số mặt đất DVB-T2 (DVB-T2: Digital Video Broadcasting – Second Generation Terrestrial là tên Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất của Châu Âu. Tiêu chuẩn này đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam).

Tại Việt Nam, để thực hiện chủ trương số hóa truyền hình mặt đất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn và phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 và Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 14/3/2018 về bổ sung một số điều của Quyết định 2451/QĐ-TTg, theo đó tỉnh Nghệ An thuộc các địa phương nhóm III – phải ngừng phát sóng truyền hình tương tự và hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất trong năm 2018. Căn cứ tình hình thực tế tổ chức triển khai thực hiện tại các địa phương thuộc nhóm III, Ban chỉ đạo số hóa truyền hình Việt Nam đã gia hạn thời điểm này sang năm 2019 (Thông báo 86/TB-BTTTT ngày 08/6/2018).

Chỉ có các hộ gia đình đang thu xem truyền hình từ các trạm phát sóng truyền hình tương tự bị ảnh hưởng và phải chuyển sang thu xem truyền hình số mặt đất hoặc phương thức khác như truyền hình cáp, vệ tinh, truyền hình qua Internet (MyTV, NextTV, Truyền hình FPT).

Các hộ gia đình đang thu xem truyền hình qua phương thức truyền hình vệ tinh DTH (DTH: Direct to Home – tên của dịch vụ truyền hình vệ tinh trực tiếp đến hộ gia đình trên băng tần số Ku với chảo thu có đường kính cỡ 0,5m - 0,6m, thường gọi là “chảo” ), truyền hình cáp, truyền hình qua Internet thì không bị ảnh hưởng.

Câu hỏi 2: Trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, vùng nào có sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 và vùng nào không có sóng DVB-T2?

Trả lời:

- Cho đến hiện nay, Không có xã nào được phủ sóng DVB-T2 từ trạm phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trên núi Thiên Tượng, TX Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Toàn bộ 25/25  xã này phải thu xem truyền hình qua  trạm phát sóng truyền hình analog của đài TT-TH huyện và thị xã Thái Hòa hoặc các phương thức khác như: Truyền hình cáp, truyền hình trên Internet (MyTV, NextTV, Truyền hình FPT) và truyền hình vệ tinh DTH,

Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, các địa phương nhóm I (các thành phố trực thuộc TW và các tỉnh lân cận), nhóm II (các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long) và một số tỉnh nhóm III với tổng cộng 35 tỉnh, thành đã hoàn thành số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất, tính đến hết tháng 12/2017. Người dân tại các địa phương này đang thu xem các chương trình truyền hình qua sóng truyền hình số với chất lượng cao, rõ nét và hoàn toàn miễn phí.

Câu hỏi 3: Người dân cần làm gì để thu xem truyền hình tại khu vực không có sóng truyền hình số mặt đất  DVB-T2?

Trả lời:

    Người dân sử dụng các phương thức khác để thu xem truyền hình như: Truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh DTH, truyền hình trên Internet như MyTV (do VNPT cung cấp), Next TV (do Viettel cung cấp), Truyền hình FPT (do FPT cung cấp).

Câu hỏi 4: Các trạm phát sóng truyền hình tương tự nào trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ ngừng phát sóng trong thời gian tới? Bao nhiêu xã bị ảnh hưởng và được xác định là vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình số?

Trả lời:

Hiện nay, có 16 trạm phát truyền hình tương tự đang hoạt động tại trung tâm các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh và các trạm này phải ngừng hoạt động trong năm 2019.

Vùng hỗ trợ là vùng, mà ở đó các hộ dân thu tín hiệu truyền hình bị ảnh hưởng khi các trạm phát sóng truyền hình tương tự ngừng hoạt động và chuyển sang thu xem qua sóng truyền hình số mặt đất hoặc vệ tinh theo từng giai đoạn do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố (Theo Thông báo số 86/TB-BTTTT ngày 08/6/2018 của Bộ TT&TT thì các trạm phát sóng truyền hình tương tự trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải ngừng phát sóng truyền hình tương tự trong năm 2019).

Tại Nghĩa Đàn, vùng hỗ trợ được Sở TT&TT, Đài Phát thanh –Truyền hình tỉnh, Trung tâm Tần số khu vực IV và UBND các huyện phối hợp khảo sát, xác minh nhiều lần và được Cục Tần số vô tuyến điện xác định có 25/25 xã, Thị trấn là vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình vệ tinh DTH; Chỉ có hộ nghèo, hộ cận nghèo có đủ điều kiện theo quy định mới được hỗ trợ đầu thu.

Câu hỏi 5: Với những điều kiện nào để hộ được nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số? Nội dung hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo thuộc vùng được hỗ trợ của Đề án số hóa truyền hình là như thế nào?

Trả lời:

Đối tượng và điều kiện của hộ gia đình được nhà nước hỗ trợ đầu thu truyền hình số là:

- Hộ nghèo và hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo, cận  nghèo quốc gia tại Quyết định 251/QĐ-UBND ngày 19/01/2018 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 và có đủ điều kiện sau đây:

 “- Đang sử dụng máy thu hình công nghệ tương tự chưa tích hợp tính năng thu truyền hình số theo tiêu chuẩn DVB-T2, chưa có đầu thu truyền hình số DVB-T2, chưa sử dụng bất kỳ một trong các phương thức truyền hình trả tiền như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet (IPTV) trong thời gian triển khai hỗ trợ tại địa phương;

- Đơn đề nghị nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số có xác nhận là hộ ngheo, hộ cận nghèo của xã, phường, thị trấn theo Mẫu 01/THS Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ TT&TT”.

(khoản 1, khoản 2, Điều 15, mục 3 của Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT của Bộ TT&TT).

Nội dung hỗ trợ như sau:

- Hộ có đủ điều kiện được nhận một lần gồm 01 đầu thu truyền hình số mặt đất hoặc vệ tinh kèm theo ăngten thu phù hợp cùng dây cáp nối có độ dài tối đa 15 mét  (đối với chế độ thu ngoài trời), được lắp đặt hoàn chỉnh và bảo hành ít nhất 12 tháng từ ngày hộ gia đình nhận bàn giao đầu thu truyền hình số.

(khoản 3Điều 15, mục 3 của Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT của Bộ TT&TT).

Câu hỏi 6: Việc thu xem truyền hình vệ tinh qua các đầu thu giá rẻ (thường hay gọi là chảo lậu) như thế nào?

Trả lời:

Hiện nay, các Đài truyền hình có chương trình phát qua vệ tinh (K+, HTV, VTC Digital) đã mở khóa mã, cho phép các hộ gia đình đang sử dụng đầu thu giá rẻ thu xem được nhiều kênh truyền hình trong nước, trong đó có các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị , thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia như VTV1 (qua K+); QuocHoi TV, NhanDan TV, V News, AnninhTV, QPVN và kênh thiết yếu địa phương NgheAnTV (qua VTC Digital).

Đối với các đầu thu chính hãng của K+, VTC Digital, AVG, HTV nếu hết hạn thuê bao, cũng sẽ tiếp tục thu xem được khoảng 50 - 60 kênh truyền hình, trong đó có các kênh thiết yếu của quốc gia và địa phương.

Như vậy, việc thu xem truyền hình của các hộ gia đình đang sử dụng các loại đầu thu giá rẻ, hoặc đầu thu chính hãng đã hết hạn thuê bao hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

Câu hỏi 7: Nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp trong việc thự hiện chủ trương này?

Trả lời:

  1. UBND cấp huyện và Ban chỉ đạo cấp huyện:

- Chủ trì thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về đề án số hóa truyền hình và các nhiệm vụ của đề án, những ảnh hưởng và quyền lợi liên quan đến người dân trên địa bàn huyện.

- Chủ trì thực hiện công tác khảo sát phương thức thu xem truyền hình hộ nghèo, hộ cận nghèo. Lập danh sách hộ có đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình kỹ thuật số trên địa bàn huyện báo cáo Ban chỉ đạo Tỉnh.

- Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp đầu thu truyền hình số ( do Qũy cung cấp dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chỉ định) bàn giao, lắp đặt cho các hộ có đủ điều kiện nhận hỗ trợ.

  1. UBND cấp xã, trưởng thôn ( xóm, bản, khối)

- Thực hiện khảo sát phương thức thu xem truyền hình của hộ nghèo hộ cận nghèo trên địa bàn; lập danh sách hộ đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số, tổng hợp, báo cáo với ban chỉ đạo huyện.

- Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp đầu thu truyền hình số bàn giao, nghiệm thu, lắp đặt đầu thu truyền hình số cho hộ có đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số.

 

 

BCĐ thực hiện Đề án số hóa truyền hình huyện Nghĩa Đàn tổng hợp từ Tài liệu tuyên truyền của Ban chỉ đạo tỉnh

Các tin khác

Công ty Syngenta Việt Nam trao giải đặc biệt cho khách hàng tại Nghĩa Đàn

Công ty Syngenta Việt Nam trao giải đặc biệt cho khách hàng tại Nghĩa Đàn

Nghĩa Đàn sẽ tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Căn cước năm 2023, Luật Đất đai năm 2024, dịch vụ công trực tuyến và cải cách hành chính” năm 2024

Nghĩa Đàn sẽ tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Căn cước năm 2023, Luật Đất đai năm 2024, dịch vụ công trực tuyến và cải cách hành chính” năm 2024

CÔNG ĐIỆN Chủ động, sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 03-YAGI

CÔNG ĐIỆN Chủ động, sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 03-YAGI

Tiếp tục tuyên truyền phổ biến lộ trình dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số

Tiếp tục tuyên truyền phổ biến lộ trình dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số

Cụm di tích lịch sử Hang Rú Ấm - Cây Đa Làng Trù huyện Nghĩa Đàn

Cụm di tích lịch sử Hang Rú Ấm - Cây Đa Làng Trù huyện Nghĩa Đàn

Thông báo tiếp nhận, tuyển dụng viên chức ngành giáo dục trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn năm 2024

Thông báo tiếp nhận, tuyển dụng viên chức ngành giáo dục trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn năm 2024

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và những mốc thời gian cần lưu ý

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và những mốc thời gian cần lưu ý

Kết quả đợt 3, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Kết quả đợt 3, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045