Hiệu quả của nghề dệt thổ cẩm tại Nghĩa Thịnh

các chị đã cùng nhau làm ra những sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, mang lại giá trị kinh tế cao, thu nhập bình quân từ nghề dệt thổ cẩm từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.

   Năm 2013, Hội phụ nữ xã Nghĩa Thịnh được hội LHPN huyện Nghĩa Đàn phối hợp với Sở Công thương tổ chức lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm. Qua 3 năm, đến nay nghề dệt thổ cẩm vẫn được chị em nơi đây duy trì và phát triển, không những gìn giữ được nét văn hóa của dân tộc Thái, mà nghề dệt thổ cẩm cũng đã giúp chị em có thêm nguồn thu nhập đáng kể. CLB dệt thổ cẩm của hội phụ nữ xã Nghĩa Thịnh có 35 thành viên, tại đây, CLB chia thành 3 tổ, nhờ có nguồn vốn vay của dự án SODI 140 triệu, các chị đã tập trung đầu tư cho nghề, với vốn kiến thức được đào tạo, kèm theo kinh nghiệm để lại, các chị đã cùng nhau làm ra những sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, mang lại giá trị kinh tế cao, thu nhập bình quân từ nghề dệt thổ cẩm từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. Chị Hà Thị Công, xóm 4, xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Đàn cho biết: “ Từ khi thành lập, tổ dệt thổ cẩm của chúng tôi hoạt động rất tốt, chúng tôi vẫn duy trì và phát triển nghề, tranh thủ lúc rảnh rỗi để làm mà lại có thêm thu nhập. Khách trong xã, trong huyện tìm đến mua nhiều, chúng tôi phấn khởi lắm…”

 

Các chị cùng nhau trao đổi để có một sản phẩm ưng ý

  Với nguyên liệu tương đối dễ tìm như bông, tơ, len. chỉ…vốn đầu tư không nhiều, các chị có thể tranh thủ được thời gian nông nhàn, nên nghề dệt thổ cẩm đã thực sự giúp chị em cải thiện được cuộc sống của mình, để sản phẩm làm ra tiêu thụ được dễ dàng, hội phụ nữ xã đã liên hệ với các địa phương khác quảng bá sản phẩm, đồng thời không ngừng cập nhập các mẫu mới, thị hiếu của người dân để làm ra những tấm vải thổ cẩm đẹp, dễ bán. Giúp chị em hội viên duy trì nghề và có thêm thu nhập. Chị Nguyễn Thị Duyên, chủ tịch hội LHPN xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Đàn cho biết thêm: “ Sau khi mở lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm, Hội LHPN xã đã huy động mọi nguồn vốn nhằm giúp chị em vay để phát triển nghề, hội đã cùng đồng hành cùng với chị em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để chị em phát triển nghề, thời gian tối chúng tôi tiếp tục tuyên truyền để nhân rộng mô hình, giúp chị em không những bảo tồn bản sắc dân tộc mà còn có thể có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình…”

 

Một sản phẩm do các chị làm ra

   Có thể nói, việc mở các lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm là một trong những hướng đi đúng đắn của hội LHPN Huyện Nghĩa Đàn, đến nay nghề đệt thổ cẩm đã thực sự thu hút nhiều chị em đồng bào dân tộc thiểu số tham gia, chị em không những được thỏa sức đam mê với bản sắc văn hóa dân tộc mình, mà thông qua nghề còn là dịp để chị em quảng bá nét văn hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

 Như Trang- Minh Thái ( Đài Nghĩa Đàn )

Các tin khác

Trung tâm Văn hóa tỉnh nghiệm thu mô hình cấp tỉnh năm 2024 tại làng Cáo xã Nghĩa Mai

Trung tâm Văn hóa tỉnh nghiệm thu mô hình cấp tỉnh năm 2024 tại làng Cáo xã Nghĩa Mai

Khánh thành nhà Văn hóa xã Nghĩa Lạc

Khánh thành nhà Văn hóa xã Nghĩa Lạc

Chi hội Nông dân xóm Hải Đồng xã Nghĩa Lộc tổ chức điểm ngày hội nông dân

Chi hội Nông dân xóm Hải Đồng xã Nghĩa Lộc tổ chức điểm ngày hội nông dân

Sôi nổi Hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển “Gắn kết yêu thương trọn niềm hạnh phúc”

Sôi nổi Hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển “Gắn kết yêu thương trọn niềm hạnh phúc”

Hơn 600 đội viên thị trấn Nghĩa Đàn tham gia Hội thi nghi thức đội chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hơn 600 đội viên thị trấn Nghĩa Đàn tham gia Hội thi nghi thức đội chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Xã Nghĩa Đức ra mắt CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xóm Hưng Thắng năm 2024

Xã Nghĩa Đức ra mắt CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xóm Hưng Thắng năm 2024

Chi đội Đồng Trường giành giải nhất hội thi Nghi thức đội xã Nghĩa Hội

Chi đội Đồng Trường giành giải nhất hội thi Nghi thức đội xã Nghĩa Hội

Bế mạc Lễ hội Hang Rú Ấm - Cây đa Làng Trù lần thứ nhất, năm 2024

Bế mạc Lễ hội Hang Rú Ấm - Cây đa Làng Trù lần thứ nhất, năm 2024