Gìn giữ bản sắc văn hóa đồng bào DTTS ở Nghĩa Đàn

Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương tập hoàn thiện các thiết chế văn hóa địa phương, tiếp tục phát huy văn hóa truyền thống, thành lập nhiều CLB dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh ở nhiều xã như Nghĩa Thọ, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lợi…

  Nghĩa Đàn là huyện miền núi khu vực Tây bắc Nghệ An với sự hội tụ của người Kinh, Thái, Thổ trong đó có  trên 30% dân số là đồng bào dân tộc. Nghĩa Đàn cũng là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo đặc sắc mang đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc rất được huyện nhà coi trọng.

  Nghĩa Lạc là địa phương khó khăn của huyện Nghĩa Đàn về phát triển kinh tế nhưng đây lại là mảnh đất độc đáo về văn hóa với nhiều phong tục lễ  hội truyền thống như lễ hội cồng chiêng, lễ hội vật, lễ cúng cơm mới, cầu lộc năm mới, lễ xuống đồng gắn với các trò chơi dân gian như khắc luống, nhảy sạp, múa xòe, san khan, ném còn...đây cũng là nét đẹp văn hóa dân tộc tiêu biểu của huyện Nghĩa Đàn, chính vì vậy, mỗi người dân nơi đây rất coi trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cụ Lê Hữu Chi, chủ nhiệm CLB Cồng Chiêng xóm Lác được xem là một nghệ nhân với tài năng đánh Cồng Chiêng. Sau khi thành lập CLB xã, cụ không những truyền dạy cho thế hệ trẻ mà còn đưa CLB đi tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ trong các lễ hội văn hóa của huyện và được đánh giá rất cao. Cụ Lê Hữu Chi, chủ nhiệm CLB xóm Lác chia sẻ: Bản thân tôi cũng là một nghệ nhân thổi kèn, đánh trống, đánh kồng chiêng… tôi cũng cố gắng truyền đạt duy trì khơi dậy bản sắc văn hóa dân tộc thổ. Sắp tới chúng tôi tập trung truyền đạt con cháu, sắp xếp tuyên truyền ít nhất 3 thế hệ biết, tiếp cận được.

CLB xóm Lác biểu diễn

 Để bảo tồn và duy trì văn hóa dân tộc, ở xã Nghĩa Lạc đã thành lập được 6 CLB gồm: CLB Kồng Chiêng, CLB múa xòe, CLB Khắc Luống, CLB Hát giao duyên, CLB nhảy sạp và CLB Hát Khắp. Các CLB thường xuyên truyền dạy con em trong xóm học tập và duy trì các tiết mục văn hóa dân gian, các CLB cũng thường xuyên tham gia giao lưu với nhau trong các ngày lễ- hội của xóm, xã và huyện, giao lưu huyện bạn. Chị Vy Thị Hà, cán bộ văn hóa xã Nghĩa Lạc cho rằng: Để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc 6 CLB trên 6 xóm, hàng năm vào các ngày lễ lớn như Tết cổ truyền, tết dân tộc và các ngày lễ lớn thì xã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc.

  Cũng như ở Nghĩa Lạc, xã Nghĩa Mai với trên 70% đồng bào dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Là một cán bộ huyện đã nghỉ hưu và cũng là người đồng bào thổ, bác Hoàng Văn Thái, xóm 7B, xã Nghĩa Mai đã dành hơn nửa đời mình để tìm hiểu về văn hóa đồng bào Thổ, trong đó, việc tìm kiếm 7 bộ cồng chiêng  gần “nguyên bản” là mất nhiều thời gian nhất nhưng lại là việc làm mà ông thấy có ý nghĩa nhất. Ông đã chuyển 5 bộ cho các địa phương trong huyện, giữ 2 bộ mà theo ông là “ưng ý” nhất nhằm giúp cho nhân dân trong xóm thưởng thức tiếng cồng mỗi dịp địa phương có ngày lễ, hội và tham gia sinh hoạt cộng đồng. Ông Hoàng Văn Thái, xóm 7B, xã Nghĩa Mai cho biết: Hiện nay nhiều người thổ không biết đánh cồng chiêng bị mai một nên bác đã đi nhiều vùng tìm kiếm nhiều bộ công chiêng nguyên bản. Mỗi lần sinh hoạt cộng đồng, bác đều đưa các bộ cồng chiêng ra cho người dân cùng chơi, thưởng thức, nhất là các cháu để giúp các cháu hiểu thêm văn hóa công chiêng.

 

Nhân dân trong vùng đến nhà ông Hoàng Văn Thái để đánh cồng chiêng

  Nghĩa Đàn đang thực hiện đề án “Bảo tồn, phát triển giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2017-2020”. Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương tập hoàn thiện các thiết chế văn hóa địa phương, tiếp tục phát huy văn hóa truyền thống, thành lập nhiều CLB dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh ở nhiều xã như Nghĩa Thọ, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lợi… Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, thời gian qua, ở nhiều địa phương, việc thành lập CLB tiếp tục duy trì và phát huy được phong trào văn hóa văn nghệ,  trong mỗi CLB đều có 3 thế hệ tham gia nhằm tuyên truyền nhất là thế hệ trẻ học được các …ngoài ra còn thành lập nhà truyền thống để người dân tiếp tục hiểu thêm về truyền thống đặc sắc văn hóa dân tộc mình, hình thành nếp sống mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc- Bà Lê Ngọc Linh, phó trưởng phòng văn hóa huyện Nghĩa Đàn cho biết

Nghĩa Đàn nỗ lực giữ gìn các bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS

Hoàng Hằng- Ngọc Linh ( Đài Nghĩa Đàn )

 

Các tin khác

Trung tâm Văn hóa tỉnh nghiệm thu mô hình cấp tỉnh năm 2024 tại làng Cáo xã Nghĩa Mai

Trung tâm Văn hóa tỉnh nghiệm thu mô hình cấp tỉnh năm 2024 tại làng Cáo xã Nghĩa Mai

Khánh thành nhà Văn hóa xã Nghĩa Lạc

Khánh thành nhà Văn hóa xã Nghĩa Lạc

Chi hội Nông dân xóm Hải Đồng xã Nghĩa Lộc tổ chức điểm ngày hội nông dân

Chi hội Nông dân xóm Hải Đồng xã Nghĩa Lộc tổ chức điểm ngày hội nông dân

Sôi nổi Hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển “Gắn kết yêu thương trọn niềm hạnh phúc”

Sôi nổi Hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển “Gắn kết yêu thương trọn niềm hạnh phúc”

Hơn 600 đội viên thị trấn Nghĩa Đàn tham gia Hội thi nghi thức đội chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hơn 600 đội viên thị trấn Nghĩa Đàn tham gia Hội thi nghi thức đội chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Xã Nghĩa Đức ra mắt CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xóm Hưng Thắng năm 2024

Xã Nghĩa Đức ra mắt CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xóm Hưng Thắng năm 2024

Chi đội Đồng Trường giành giải nhất hội thi Nghi thức đội xã Nghĩa Hội

Chi đội Đồng Trường giành giải nhất hội thi Nghi thức đội xã Nghĩa Hội

Bế mạc Lễ hội Hang Rú Ấm - Cây đa Làng Trù lần thứ nhất, năm 2024

Bế mạc Lễ hội Hang Rú Ấm - Cây đa Làng Trù lần thứ nhất, năm 2024