BAN CHQS HUYỆN NGHĨA ĐÀN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ THÔN ĐỘI TRƯỞNG

Ngoài việc nâng cao chất lượng nhiệm vụ chuyên môn thì việc nâng cao chất lương của lực lượng dân quân, tự vệ nói chung và đội ngũ thôn đội trưởng nói riêng đã được đơn vị quan tâm đúng mức.

  Với vị trí quan trọng của vùng Tây Bắc Nghệ An, Nghĩa Đàn luôn là địa bàn chiến lược có ý nghĩa hết sức quan trọng trong khu vực tác chiến cũng như trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghĩa Đàn có 24 xã và 01 thị trấn với 311 khối, xóm. Diện tích 61.801,19 ha, dân số hơn 13 vạn người, bao gồm 3 dân tộc Kinh, Thái, Thổ cùng chung sống trong sự cố kết cộng đồng, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 30%, đồng bào công giáo gần 10%. Văn hóa Nghĩa Đàn từ lâu đã là sự tích hợp của nhiều “dòng văn hóa”, trong đó có sự giao thoa của dòng văn hóa bản địa của người Thổ, người Thái với dòng văn hóa người Kinh di dân đến đây từ cuộc khai thác thuộc địa, xây dựng đồn điền của thực dân Pháp và phong trào di dân làm kinh tế mới. Nơi đây, đồng bào dân tộc Thổ vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng về trang phục, lễ xuống đồng, lễ cơm mới, văn hóa cồng chiêng, các làn điệu dân ca như đu đu điềng điềng, tập tính tập tang...Cùng với người Thổ, người Thái có Lễ hội mang tính cố kết cộng đồng cao như: “Chá” hay “xặng booc” (xăng khan); tục buộc chỉ cổ tay, tục uống rượu cần, làm nhà mới, cưới hỏi, và những điệu múa sạp, múa xòe, đánh cồng, ném còn,... tạo nên một sắc màu văn hóa đa dạng, phong phú.

   Nghĩa Đàn một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, người dân đoàn kết, cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động, được Nghị quyết 26 - NQ/TW, ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 xác định Nghĩa Đàn là trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đó chính là những nhân tố, động lực quan trọng để Nghĩa Đàn phấn đấu sớm trở thành trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc Nghệ An và là địa chỉ đầu tư, điểm dừng chân lý tưởng của du khách bốn phương, bạn bè trong nước và quốc tế trên con đường xuyên Việt- Đường Hồ Chí Minh./. Ban CHQS huyện Nghĩa Đàn với chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương, lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ Quốc phòng, Quân sự địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang huyện có sức chiến đấu cao, làm lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh, sẵn sang nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Năm 2016 bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ nhân viên, Ban CHQS huyện Nghĩa Đàn được Bộ CHQS tỉnh đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua quyết thắng, được Tư lệnh Quân khu 4 tặng Cờ thi đua và tặng Danh hiệu đơn vị văn hóa.

BCH Quân sự huyện Nghĩa Đàn luôn làm tốt chính sách hậu phương quân đội

   Trong kết quả đó thì nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu đã có sự đổi mới nhiều về nội dung, phương pháp huấn luyện chiến đấu, giáo dục chính trị để nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng SSCĐ của LLVT huyện. Ngoài việc nâng cao chất lượng nhiệm vụ chuyên môn thì việc nâng cao chất lương của lực lượng dân quân, tự vệ nói chung và đội ngũ thôn đội trưởng nói riêng đã được đơn vị quan tâm đúng mức.

BCH Quân sự và lực lượng DQ huyện Nghĩa Đàn tham gia giúp dân làm đường GTNT

  Nghĩa Đàn với đặc thù là đơn vị có nhiều dân tộc thiểu số, phân bố trên địa bàn rộng, có 311 thôn đội trưởng thì thôn đội trưởng dân tộc thiểu số và đồng bào công giáo chiếm trên 40% phần nào ảnh hưởng đến công tác huấn luyện và nâng cao chất lượng của đội ngũ thôn đội trưởng. Để đề ra những phương án và kế sách đúng, Đảng ủy, Ban CHQS huyện đã phải đưa ra nhiều phương án và biện pháp cụ thể trong đó tập trung cao cho nhiệm vụ tập huấn bồi dưỡng kiến thức và trang bị những những cẩm nang về công tác quân sự địa phương, với phương châm “Cầm tay chỉ việc”, bổ trợ những nội dung còn yếu, còn thiếu, nội dung nào chưa hiểu cán bộ trực tiếp chỉ bảo, làm động tác mẫu, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, nội dung chương trình tập huấn đã bám sát được thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với công tác quốc phòng ở cơ sở hiện nay.

  Đối với công tác giáo dục nhận thức để nâng cao chất lượng của đội ngũ thôn đội trưởng thì phải giảng giải cho họ được chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác, như chúng ta biết, tại Điều 15 Thông tư số 76/2010/TT-BQP ngày 23-6-2010 về chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cán bộ Ban chỉ huy quân sự và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ quy định: Chức trách: Thôn đội trưởng, Ấp đội trưởng, Bản đội trưởng, Buôn đội trưởng, Phum đội trưởng, Sóc đội trưởng, Khóm đội trưởng (gọi chung là Thôn đội trưởng) kiêm chức vụ tổ trưởng hoặc tiểu đội trưởng, hoặc trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Thôn đội trưởng chịu sự chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã về công tác quốc phòng, quân sự ở thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (gọi chung là thôn) chịu sự lãnh đạo của Chi ủy, Chi bộ thôn và phối hợp với Trưởng thôn, công an viên và tổ chức đoàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, an ninh ở thôn; chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở thôn.

Huấn luyện chọ đội ngũ thôn đội trưởng

   Nhiệm vụ: - Tham mưu, đề xuất với Ban chỉ huy quân sự cấp xã và trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở thôn. - Đăng ký, quản lý chặt chẽ dân quân nòng cốt, dân quân rộng rãi và lực lượng dự bị động viên, nam công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, công dân trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ ở thôn, các phương tiện có động cơ và phương tiện thông tin liên lạc trong thôn; tổ chức lực lượng dân quân nòng cốt trong thôn sinh hoạt theo quy định. Theo sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã tổ chức huấn luyện quân sự hằng năm cho lực lượng dân quân tại chỗ của thôn hoặc huy động lực lượng này tham gia huấn luyện quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp xã tổ chức.  Chỉ huy lực lượng dân quân tại chỗ phối hợp với công an viên ở thôn và các lực lượng khác tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thôn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của tập thể, của Nhà nước trên địa bàn; tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy quân sự cấp xã. - Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở thôn. Qua đó trên cơ sở chức trách nhiệm vụ để đội ngũ cán bộ thôn đội trưởng huyện Nghĩa Đàn luôn luôn hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao.

   Một thực tiễn cho thấy, muốn nâng cao được chất lượng của lực lượng Dân quân - tự vệ nói chung và thôn đội trưởng nói riêng thì trước hết phải coi trọng 4 vấn đề sau:

 *Vấn đề thứ nhất là phải xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ năng lực và khả năng truyền đạt và huấn luyện tốt cho nhiệm vụ bồi dưỡng và tập huấn vì đây là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định chất lượng huấn luyện đối với thôn đội trưởng, vì có như vậy mới thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ thôn đội trưởng.

 *Vấn đề thứ hai là giáo dục nhận thức chính trị, phẩm chất năng lực và phương pháp tác phong công tác, xây dựng động cơ thái độ trách nhiệm đúng đắn, yên tâm công tác và phục vụ địa phương của đội ngũ thôn đội trưởng.

 *Vấn đề thứ ba là là huấn luyện gắn với thực tế, sát với tình hình, nhiệm vụ của địa bàn, cần coi trọng huấn luyện có trọng tâm, trọng điểm, sát với chức năng, nhiệm vụ sát với nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở địa phương, cơ sở; đồng thời, chú trọng huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật cá nhân sát với chức trách, nhiệm vụ được giao, Trong huấn luyện, cần kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị và giáo dục pháp luật, giữa lý thuyết với thực hành, trong đó, lấy thực hành là chính; tăng cường huấn luyện theo các tình huống dự kiến có thể xảy ra tại cơ sở để biết cách nhận định, xử lý.

 *Vấn đề thứ tư là cán bộ cấp trên phải hiểu rõ địa bàn, phong tục tập quán của từng thôn xóm, học tiếng dân tộc thiểu số để có phương pháp huấn luyện, giáo dục và bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên quản về trình độ mọi mặt để giúp đảng ủy, Ban CHQs huyện cầm tay chỉ việc cho cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình đề xuất những chủ trưởng giải pháp phù hơp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của LLDQ- TV nói chung và  thôn đội trưởng nói riêng./.

Trung tá Phan Đại Nghĩa

CHT Ban CHQS huyện Nghĩa Đàn

 

Các tin khác

Nghĩa Đàn tham dự lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Nghĩa Đàn tham dự lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, An toàn giao thông, Bạo lực học đường, phòng chống pháo nổ, Luật trẻ em tại Trường THCS thị trấn Nghĩa Đàn

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, An toàn giao thông, Bạo lực học đường, phòng chống pháo nổ, Luật trẻ em tại Trường THCS thị trấn Nghĩa Đàn

Học sinh trường THPT Cờ Đỏ trải nghiệm, thực hành kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Học sinh trường THPT Cờ Đỏ trải nghiệm, thực hành kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ tại chợ Nghĩa Hội

Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ tại chợ Nghĩa Hội

Công an huyện Nghĩa Đàn ra quân cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Công an huyện Nghĩa Đàn ra quân cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Khánh thành trụ sở Công an xã đầu tiên của huyện Nghĩa Đàn

Khánh thành trụ sở Công an xã đầu tiên của huyện Nghĩa Đàn

Tập huấn Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024

Tập huấn Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024

Hội nghị Công an lắng nghe ý kiến nhân dân năm 2024

Hội nghị Công an lắng nghe ý kiến nhân dân năm 2024