Nuôi Dê - hướng chăn nuôi an toàn của nông dân Nghĩa Đàn

   Thay vì chăn nuôi theo phong trào như trước đây, nông dân Nghĩa Đàn đã biết chọn lọc các loại vật nuôi vừa mang hiệu quả kinh tế vừa có đầu ra dễ dàng. Dê là một trong những con vật được nhiều người dân Nghĩa Đàn lựa chọn và đang mang lại giá trị kinh tế cao bởi sự chống chịu với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt và nguồn thức ăn dễ kiếm. Nhờ nuôi dê mà nhiều nông dân Nghĩa Đàn đã thoát nghèo.

   Gia đình chị Phạm Thị Liên, xóm Tân Thành xã Nghĩa Hiếu có 37 con Dê. Trong những ngày nắng nóng này cứ 6 h sáng chị Phạm Thị Liên lại cho đàn Dê ra khỏi chuồng, 9 giờ khi đàn dê no cỏ lại về. Không giống như Trâu, Bò phải chăn thả lâu thì dê ăn rất nhanh no, hơn nữa vào mùa hè nắng hạn, cỏ chết, không phát triển được nên nuôi trâu bò rất khó khăn về nguồn thức ăn. Còn nuôi dê thì ngượi lại là giống tạp ăn nên ngoài cỏ còn có lá cây, ngô, khoai…đó là lý do nhiều người dân lựa chọn nuôi dê. Chia sẻ với chúng tôi về việc lựa chọn nuôi dê chị Phạm Thị Liên, xóm Tân Thành, xã Nghĩa Hiếu cho biết: nuôi dê lãi gấp 4 lần nuôi lợn, bán dễ hơn nuôi trâu, và quan trọng nhất là dê ăn tạp, nhanh no. Vì vậy trong đợt nắng hạn vừa rồi nhiều gia đình nuôi Trâu bò lo lắng vì không có nguồn thức ăn thì những hộ nuôi dê như chị lại yên tâm hơn về nguồn thức ăn. Để chứng minh điều mình nói chị Liên dẫn chúng tôi ra tham quan đàn dê đang chăn sau vườn. Đàn dê của chị khởi điểm có 12 con, sau 1 năm đã có 37 con. Chị Liên chia sẻ mỗi năm từ 10 con dê mẹ có thể cho lãi từ 50 đến 100 triệu đồng. Nhờ có bãi chăn thả nên đàn dê của gia đình phát triển rất nhanh. Chị cho biết bên cạnh kinh nghiệm tích lũy, người chăn nuôi cần tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật làm chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt.

 Hiện nay ở xã Nghĩa Hiếu có nhiều gia đình khấm khá lên nhờ nuôi dê, ở xóm Cát Sơn là một trong những xóm khó khăn nhất của xã, nhận thấy địa hình có nhiều bãi thả nên xóm tuyên truyền người dân chăn nuôi dê để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Ít nhân lên nhiều, người nuôi trước truyền kinh nghiệm cho người nuôi sau, vì vậy ở Cát Sơn, nông dân nào cũng biết kỹ thuật nuôi dê .. Ông Hồ Đức Nại- bí thư chi bộ Cát Sơn, xã Nghĩa Hiếu cho biết thêm: Nếu như nuôi các con vật khác, người nông dân lo lắng nhất là đầu ra, thì với nuôi dê người mua đến tận nơi mà người bán không bị ép giá. Xóm có 87 hộ thì có hơn 40 hộ chăn nuôi dê từ 3 đến 50 con. Nhờ nuôi Dê mà bộ mặt Cát Sơn có nhiều khởi sắc.

 Với một địa phương đất đai giao cho các dự án trên địa bàn, Nghĩa Hiếu xác định phát triển cá nghành nghề phù hợp với lợi thế điạ phương. Các tổ chức hội như nông dân, hội cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ… hỗ trợ vốn để xây dựng các mô hình nuôi dê có hiệu quả nhằm nhân rộng. Trong đó hội phụ nữ xã là tổ chức đi đầu trong việc giúp chị em xóa đói giảm nghèo bằng chăn nuôi dê. Chị Phạm Thị Hải- chủ tịch hội phụ nữ xã Nghĩa Hiếu cho rằng: nuôi dê là lựa chọn của nhiều chị em vì nguồn vốn ít, lãi nhanh, vì vậy để giúp hội viên xóa đói giảm nghèo hội đã tích cực phối hợp mở các lớp tập huấn, đồng thời từ nguồn quỹ tín dụng của chị em, hội đã cho vay và khuyến khích hội viên nghèo vay vốn nuôi dê để xóa đói giảm nghèo và được chị em hưởng ứng tích cực.

Không chỉ ở Nghĩa Hiếu mà ở các xã của Nghĩa Đàn, nuôi Dê đã được nhiều người nông dân lựa chọn. Chị Phan Thị Mến, xóm Trôi, xã Nghĩa Khánh là hộ gia đình khó khăn được hội nông dân huyện Nghĩa Đàn cho vay 30 triệu đồng, chị đầu tư nuôi dê, đến nay sau 2 năm đàn dê đã có 30 con. Từ dê chị đã có thể mua sắm được những vật dụng trong gia đình và phương tiện đi lại.Chị Phan Thị Mến chia sẻ: nhờ nuôi dê mà gia đình mới nghĩ đến mua bàn ghế, ti vi, trước đây cũng không dám nghĩ mình có thể thoát nghèo nhanh đến vậy. Nuôi dê nếu chú ý cũng không khó,dê ăn nhanh no nhưng hái lá thì không xuể mà phải chăn thả. Mùa hè thì chăn thả đỡ hơn, mùa đông thì mình tích trữ lá khô cho ăn dần. Nuôi dê hiệu quả và dễ nuôi hơn nuôi lợn, trâu bò và khi muốn bán cũng có khách mua liền.

 Chị Phan Thị Mến đang cho dê ăn

Ông Nguyễn Bá Hoài Thanh- cán bộ nông nghiệp xã Nghĩa Khánh cho biết trong những năm gần đây nuôi dê được người nông dân Nghĩa Khánh lựa chọn nhiều bởi đầu ra dễ dàng, nhanh sinh lời. Vì vậy Nghĩa Khánh cũng đã hỗ trợ nông dân từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới để nuôi dê, bên cạnh đó phối hợp với trung tâm dạy nghề tổ chức tập huấn chăn nuôi dê cho bà con, trong chăn nuôi, nuôi con gì cũng có tỷ lệ rủi ro nhất định, điều quan trọng là buộc người chăn nuôi phải chú ý theo dõi con vật, biết kỹ thuật nuôi, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Đối với Dê là loại khá nhạy cảm, đặc biệt vào mùa đông vì vậy trước khi có các dự án nuôi dê chúng tôi yêu cầu người dân nắm rõ kỹ thuật chăn nuôi để tránh rủi ro. Sau một thời gian thực hiện thấy nguồn vốn này đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Có thể nói trong nông nghiệp người nông dâ lo lắng nhất là đầu ra của các sản phẩm thì với nuôi Dê người dân không phải lo lắng quá nhiều. Anh Nguyễn Văn Hải, một thương lái mua bán dê ở xã Nghĩa Bình, Nghĩa Đàn cho biết: hiện nay giá Dê từ 14 đến 16 tức là 1,6 triệu/ 10kg. Thường thì Dê Đực để bán dê thịt vì thành cao, dê cái để bán làm giống. Mùa hè dê tiêu thụ nhiều hơn vì nhu cầu các quán cao, là người mua dê nhận thấy nuôi dê rất dễ tiêu thụ, nhiều ngày khan hàng không có dê mua, người nuôi dê chỉ cần gọi điện bán là ở đâu cũng đến mua.

 Nói về thực trạng đầu ra sản phẩm ở Nghĩa Đàn, Ông Vũ Anh Tuấn- phó trưởng phòng NN và PTNT huyện Nghĩa Đàn khẳng định: trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ở Nghĩa Đàn nói riêng thì đầu ra sản phẩm là vấn đề được người nông dân và các cấp các nghành liên quan quan tâm. Đối với chăn nuôi gà, lợn thì các hộ chủ yếu tự tiêu thụ ở các chợ nên dễ bị ép giá khi người dân nuôi tràn lan.  Chúng tôi cũng có định hướng liên kết đầu tư bao tiêu sản phẩm và một số hộ đã liên kết với công ty tuy nhiên đây chỉ mới là con số nhỏ. Hiện nay ngoài chăn nuôi lợn, gà, vịt…nông dân Nghĩa Đàn chuyển sang chăn nuôi Dê và bước đầu giúp nhiều hộ xóa đói giảm nghèo.

 Mô hình nuôi dê ở Nghĩa Trung

  Đối với chăn nuôi Dê, người dân Nghiã Đàn không phải ra chợ tiêu thụ, vì nhu cầu tiêu thụ lớn , địa bàn tiêu thụ rộng ra các huyện đồng bằng và cả tỉnh Thanh Hóa nên nguồn cung chưa đáp ứng đủ cầu. Đây cũng là con vật mà nhiều nông dân Nghĩa Đàn cho là an toàn bởi vốn bỏ ra ít, rủi ro thấp và đầu ra sản phẩm dễ dàng. Điều này đã được chứng minh khi trong thời gian qua phong trào nuôi Dê ở Nghĩa Đàn phát triển mạnh, giúp hàng trăm hộ thoát nghèo và có của ăn của để.

Đinh Thùy ( Đài Nghĩa Đàn )

Các tin khác

Công ty TNHH Mía đường Nghệ An hội thảo giống mía KK3

Công ty TNHH Mía đường Nghệ An hội thảo giống mía KK3

Tập huấn trang bị kiến thức về thu gom, phân loại xứ lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ vi sinh tại hộ gia đình  hội viên nông dân

Tập huấn trang bị kiến thức về thu gom, phân loại xứ lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ vi sinh tại hộ gia đình hội viên nông dân

Hội Nông dân huyện Nghĩa Đàn khởi công xây dựng nhà ở cho hội viên nghèo ở Nghĩa Lộc

Hội Nông dân huyện Nghĩa Đàn khởi công xây dựng nhà ở cho hội viên nghèo ở Nghĩa Lộc

Chi hội trưởng nông dân tâm huyết với hoạt động công tác Hội

Chi hội trưởng nông dân tâm huyết với hoạt động công tác Hội

Tập huấn nghiệp vụ về công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới

Tập huấn nghiệp vụ về công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới

GƯƠNG PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHỜ NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN VÀ ẾCH

GƯƠNG PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHỜ NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN VÀ ẾCH

Phát động tiêm phòng gia súc vụ Thu 2024

Phát động tiêm phòng gia súc vụ Thu 2024

Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật