Nhân rộng các câu lạc bộ người cao tuổi ở xã vùng sâu vùng xa ở Nghĩa Đàn

  Với một huyện miền núi thấp như Nghĩa Đàn, việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho người cao tuổi gặp khó khăn không chỉ là ngân sách địa phương còn nhiều hạn hẹp mà điều kiện kinh tế và quỹ thời gian của người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết người cao tuổi vẫn phải giúp đỡ gia đình làm kinh tế. Trong những năm gần đây, hội người cao tuổi đã có sáng kiến nhằm thu hút người cao tuổi đó là thành lập các câu lạc bộ theo sở thích của người cao tuổi từng xã. Nhờ nhân rộng được các câu lạc bộ này mà đời sống tinh thần của người cao tuổi huyện Nghĩa Đàn không ngừng dược nâng lên.

 Đối với người cao tuổi xã Nghĩa Mai, tập dưỡng sinh là môn thể dục xa lạ vì thời gian và điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên từ năm 2012 hội người cao tuổi huyện Nghĩa Đàn đã thành lập các câu lạc bộ dưỡng sinh thức vũ kinh ở 25 xã thị trấn trong đó người cao tuổi ở Nghĩa Mai cũng hưởng ứng rất cao. Từ khi thành lập đến nay câu lạc bộ đã đi vào sinh hoạt đều đặn thu hút đông đảo hội viên  tham gia. Điều đáng nói là khi mới tham gia nhiều cụ còn e ngại thì đến nay việc tập dưỡng sinh đã trở thành nhu cầu của người cao tuổi ở đây.

  Ông Trương Hồng Phong- câu lạc bộ dưỡng sinh xã Nghĩa Mai cho biết: trước đây lo giúp con cái làm việc, giờ sáng mai dậy đi tập dưỡng sinh thấy khỏe người hẳn, mà còn được giao lưu với các cụ, thấy phấn khởi lắm.

  Là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy việc lưu giữ những nét văn hóa truyền thống được xã Nghĩa Mai quan tâm, xác định được người cao tuổi có vai trò quan trọng trong việc lưu truyền văn hóa dân tộc, trong đó có văn hóa cồng chiêng của dân tộc thổ. Vì vậy năm 2012, xã Nghĩa Mai đã thành lập câu lạc bộ cồng chiêng của hội người cao tuổi xóm 1 A, thành viên câu lạc bộ là những người hiểu biết về cồng chiêng, từ khi thành lập câu lạc bộ đã phát huy được hiệu quả. Vì vậy tiếng cồng tiếng chiêng là những nét văn hóa được các cụ yêu thích nay lại được nhân rộng truyền đạt cho thế hệ trẻ trong bản. Điều đặc biệt việc thành lập câu lạc bộ đã kết nối được các cụ, nếu như trước đây cồng chiêng chỉ được sử dụng trong các buổi lễ hội của làng bản thì nay ở các dịp hiếu hỉ hay các buổi sinh hoạt các cụ và thanh niên Nghĩa Mai đều sử dụng cồng chiêng.

  Ông  Trương Minh Niêm, xóm 1A, xã Nghĩa Mai năm nay hơn 70 tuổi nhưng điệu bộ đánh cồng của ông thì còn dẻo lắm, từ khi thành lập câu lạc bộ ông còn sáng tác bài hát cho các cụ trong câu lạc bộ hát và đi biểu diễn. Ông nói: yêu cồng chiêng từ nhỏ, nhưng từ khi có câu lạc bộ ông mới được thể hiện hết. Các cụ dù bận rộn đến đâu, tối tối cũng tập trung đến nhà văn hóa để hát, bình luận về một điệu cổ nào đó, giờ thì các cụ trong câu lạc bộ ai cũng “ nghiện” sinh hoạt cồng chiêng rồi, ai cũng phấn khởi và cảm ơn hội người cao tuổi và xã đã tạo điều kiện để người cao tuổi xã vùng sâu được nâng cao đời sống tinh thần.

  Ông Cao Văn Lục, chủ tịch hội người cao tuổi xã Nghĩa Mai chia sẻ với chúng tôi:  Xã Nghĩa Mai có 548 người cao tuổi ở 23 chi hội, nhờ việc thành lập các câu lạc bộ người cao tuổi như dưỡng sinh, cồng chiêng, đàn hát dân ca mà đời sống tinh thần cũng như sức khỏe của người cao tuổi không ngừng được nâng lên. Ngoài ra các phong trào hội như người cao tuổi tham gia xây dựng nông thôn mới, người cao tuổi giữ gìn trật tự thôn xóm được người cao tuổi xã Nghĩa Mai hưởng ứng nhiệt tình. Nhờ những nỗ lực trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất NCT mà năm 2012 hội người cao tuổi xã Nghĩa Mai được trung ương hội người cao tuổi tặng bằng khen. Phát huy hiệu quả từ các CLB, xã Nghĩa Mai tiếp tục nhân rộng các mô hình câu lạc bộ người cao tuổi  trong thời gian tới.

  Cái khó nhất của người cao tuổi Nghĩa Đàn đó là phần lớn người cao tuổi đều sống dựa vào nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều cụ cao tuổi không trực tiếp lao động sản xuất cũng phải phụ giúp gia đình nhiều việc khác. Vì vậy thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí hạn chế. Điều nữa là các trung tâm giải trí vui chơi giành cho các cụ hầu như không có. Việc sinh hoạt hội thì chỉ mang tính chất phổ biến các hoạt động của hội. Vì vậy cách hiệu quả nhất để thu hút các cụ tham gia là thành lập các câu lạc bộ người cao tuổi theo sở thích và đặc điểm của từng làng bản, dân tộc.

  Câu lạc bộ đàn hát dân  ca của người cao tuổi xóm Khe Bai xã Nghĩa Hội thành lập đã thổi một luồng sinh khí mới cho các cụ ở đây. Vốn quen với cây cày, cái cuốc, vốn là những người đam mê dân ca nhưng khi sức khỏe yếu các cụ cũng chỉ hát cho nhau nghe bên ấm nước chè, điếu thuốc lào. Từ khi thành lập câu lạc bộ đàn hát dân ca, người cao tuổi xóm Khe Bai như được truyền thêm sức mạnh. Các cụ ông cụ bà tham gia diễn văn nghệ với con cháu, truyền điệu hát cho con cháu. Vì vậy Nghĩa Hội là xã có người hát dân ca nhiều nhất huyện Nghĩa Đàn.Cụ Nguyễn Nghĩa Hợi, thành viên câu lạc bộ cho biết “ các cụ ở đây phấn khởi lắm, ai cũng đợi đến cuối tuần để sinh hoạt câu lạc bộ. Các cụ được yêu, được dận, được hờn qua làn hát dân ca. Vì vậy tinh thần thanh thản hơn, qua câu lạc bộ các cụ còn chia sẻ cho nhau kinh nghiệm giữ gìn sức khỏe, phòng bệnh tật, vì vậy con cháu cũng đỡ lo”.

  Ông Nguyễn Văn Hữu- Chủ tịch hội người cao tuổi huyện Nghĩa Đàn chia sẻ: Huyện Nghĩa Đàn có hơn 13 nghìn người cao tuổi, cái khó của người cao tuổi của Nghĩa Đàn là sống dàn trải, không có nơi vui chơi giải trí. Nhằm giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe, sống có ích, đến nay hội người cao tuổi Nghĩa Đàn  đã thành lập được hơn 100 câu lạc bộ như câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, câu lạc bộ thơ ca, cồng chiêng…nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Nhiều câu lạc bộ đã phát huy có hiệu quả như ở xã Nghĩa An, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hội, Nghĩa Mai. Thời gian tới, hội tiếp tục phối hợp với các địa phương nhân rộng các mô hình câu lạc bộ người cao tuổi nhằm thu hút nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi trên địa bàn.

 Đinh Thùy ( Đài Nghĩa Đàn )

Các tin khác

Hội Liên hiệp phụ xã Nghĩa Bình ra mắt mô hình Tổ tiết kiệm & vay vốn gắn với sinh hoạt cộng đồng

Hội Liên hiệp phụ xã Nghĩa Bình ra mắt mô hình Tổ tiết kiệm & vay vốn gắn với sinh hoạt cộng đồng

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn trao quà chương trình “cặp lá yêu thương”

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn trao quà chương trình “cặp lá yêu thương”

Trường Tiểu học  Nghĩa Sơn đón bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Trường Tiểu học Nghĩa Sơn đón bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Lễ ra mắt mô hình  điểm “Tổ Tiết Kiệm và Vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Lễ ra mắt mô hình điểm “Tổ Tiết Kiệm và Vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Ra mắt Hội đồng hương huyện Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa tại TP. Hồ Chí Minh

Ra mắt Hội đồng hương huyện Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa tại TP. Hồ Chí Minh

Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An rà soát, xây dựng mô hình điểm “Tổ tiết kiệm và vay vốn bền vững gắn với sinh hoạt cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An rà soát, xây dựng mô hình điểm “Tổ tiết kiệm và vay vốn bền vững gắn với sinh hoạt cộng đồng” tại Nghĩa Đàn

Đánh giá giá hoạt động tín dụng chính sách quí III, triển khai nhiệm vụ quí IV năm 2023

Đánh giá giá hoạt động tín dụng chính sách quí III, triển khai nhiệm vụ quí IV năm 2023

Bác Hồ và xây dựng văn hóa ứng xử gia đình

Bác Hồ và xây dựng văn hóa ứng xử gia đình